Theo đó, cơ quan thuế sẽ phổ biến các văn bản QPPL về thuế cho người nộp thuế (NNT), công chức thuế và cộng đã xã hội, bao gồm:
- Thực hiện phổ biến các văn bản QPPL đã được áp dụng từ năm 2022 nhưng có nhiều điểm mới để người nộp thuế (NNT) tiếp cận, hiểu và thực hiện đúng quy định.
- Phổ biến, tuyên truyền văn bản QPPL mới về thuế ban hành trong năm 2023 như: Thông tư 13/2023/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 49/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 209/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 12/2015/NĐ-CP , Nghị định 100/2016/NĐ-CP và Nghị định 146/2017/NĐ-CP và sửa đổi bổ sung Thông tư 80/2021/TT-BTC ,...
- Phổ biến, tuyên truyền văn bản QPPL mới về thuế có hiệu lực thi hành từ năm 2024 và các văn bản QPPL Người nộp thuế, công chức thuế và cộng đồng xã hội quan tâm.
Ngoài ra, tùy theo điều kiện, cơ quan thuế lựa chọn hình thức tuyên truyền, phổ biến phù hợp, hiệu quả như:
- Phổ biến bằng các phương thức điện tử, như: Đăng tải thông tin trên hệ thống trang thông tin điện tử ngành thuế, hệ thống các nền tảng mạng xã hội (Fanpage, Zalo, Facebook...), qua hộp thư điện tử…;
- Phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng: báo giấy, báo điện tử, Đài Truyền hình, Đài phát thanh...;
- Tổ chức hội nghị phổ biến, tập huấn; tổ chức các buổi đối thoại, tọa đàm (trực tiếp hoặc trực tuyến)...;
- Biên soạn, in ấn cấp phát các tài liệu, ấn phẩm, tờ rơi...để giới thiệu, phổ biến văn bản QPPL đến NNT.
- Hướng dẫn NNT tại bộ phận “một cửa” của cơ quan thuế, trả lời vướng mắc của NNT bằng văn bản, trên cổng thông tin điện tử ngành thuế, qua mục Hỏi - Đáp trên hệ thống Dịch vụ Thuế điện tử (eTax), qua điện thoại...
Xem chi tiết nội dung tại Quyết định 183/QĐ-TCT có hiệu lực từ ngày 07/02/2024.