Bổ sung và hoàn nhập số tiền dự phòng đối với tổ chức tài chính vi mô được thực hiện trong những trường hợp nào?
Số tiền dự phòng chung phải trích đối với tổ chức tài chính vi mô được xác định như thế nào?
Mức trích lập dự phòng chung đối với tổ chức tín dụng được quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 86/2024/NĐ-CP như sau:
Mức trích lập dự phòng chung
1. Đối với tổ chức tín dụng (trừ tổ chức tài chính vi mô), chi nhánh ngân hàng nước ngoài, số tiền dự phòng chung phải trích được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ được phân loại từ nợ nhóm 1 đến nợ nhóm 4, trừ các khoản sau đây:
a) Tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật và tiền gửi tại tổ chức tín dụng ở nước ngoài;
b) Khoản cho vay, mua có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam;
...
2. Đối với tổ chức tài chính vi mô, số tiền dự phòng chung phải trích được xác định bằng 0,5% tổng số dư các khoản nợ được phân loại từ nợ nhóm 1 đến nợ nhóm 4 (không bao gồm tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật).
Theo đó, đối với tổ chức tài chính vi mô, số tiền dự phòng chung phải trích được xác định bằng 0,5% tổng số dư các khoản nợ được phân loại từ nợ nhóm 1 đến nợ nhóm 4.
Lưu ý:
Số tiền dự phòng chung không bao gồm tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Bổ sung và hoàn nhập số tiền dự phòng đối với tổ chức tài chính vi mô được thực hiện trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Bổ sung và hoàn nhập số tiền dự phòng đối với tổ chức tài chính vi mô được thực hiện trong những trường hợp nào?
Tổ chức tín dụng được quy định tại Điều 2 Nghị định 86/2024/NĐ-CP như sau:
Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với:
1. Tổ chức tín dụng: Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tín dụng là hợp tác xã (ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân) và tổ chức tài chính vi mô.
2. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trừ trường hợp chi nhánh ngân hàng nước ngoài được áp dụng chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài quy định tại Điều 16 Nghị định này.
3. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Bổ sung và hoàn nhập số tiền dự phòng đối với tổ chức tài chính vi mô được quy định tại Điều 8 Nghị định 86/2024/NĐ-CP như sau:
Bổ sung và hoàn nhập số tiền dự phòng
1. Trường hợp số tiền dự phòng cụ thể và dự phòng chung chưa sử dụng của kỳ kế toán trước nhỏ hơn số tiền dự phòng cụ thể và dự phòng chung phải trích của kỳ kế toán trích lập, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trích lập bổ sung phần chênh lệch thiếu.
2. Trường hợp số tiền dự phòng cụ thể và dự phòng chung chưa sử dụng của kỳ kế toán trước lớn hơn số tiền dự phòng cụ thể và dự phòng chung phải trích của kỳ kế toán trích lập, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải hoàn nhập phần chênh lệch thừa.
Theo đó, bổ sung và hoàn nhập số tiền dự phòng đối với tổ chức tài chính vi mô được thực hiện trong những trường hợp sau đây:
- Trường hợp số tiền dự phòng cụ thể và dự phòng chung chưa sử dụng của kỳ kế toán trước nhỏ hơn số tiền dự phòng cụ thể và dự phòng chung phải trích của kỳ kế toán trích lập, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trích lập bổ sung phần chênh lệch thiếu.
- Trường hợp số tiền dự phòng cụ thể và dự phòng chung chưa sử dụng của kỳ kế toán trước lớn hơn số tiền dự phòng cụ thể và dự phòng chung phải trích của kỳ kế toán trích lập, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải hoàn nhập phần chênh lệch thừa.
Lưu ý:
Tổ chức tín dụng bao gồm: Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tín dụng là hợp tác xã (ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân) và tổ chức tài chính vi mô.
Thời điểm tổ chức tài chính vi mô thực hiện trích lập dự phòng rủi ro là khi nào?
Thời điểm tổ chức tài chính vi mô thực hiện trích lập dự phòng rủi ro được quy định tại Điều 9 Nghị định 86/2024/NĐ-CP như sau:
Thời điểm trích lập dự phòng rủi ro
...
2. Tổ chức tín dụng là hợp tác xã, tổ chức tài chính vi mô thực hiện trích lập dự phòng rủi ro như sau:
Trong 07 ngày đầu tiên của tháng, tổ chức tín dụng là hợp tác xã, tổ chức tài chính vi mô căn cứ kết quả phân loại nợ theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có trong hoạt động của tổ chức tín dụng là hợp tác xã, tổ chức tài chính vi mô để thực hiện trích lập dự phòng rủi ro cho thời điểm cuối ngày cuối cùng của tháng trước liền kề.
Theo đó, thời điểm tổ chức tài chính vi mô thực hiện trích lập dự phòng rủi ro được quy định như sau:
Trong 07 ngày đầu tiên của tháng, tổ chức tín dụng là hợp tác xã, tổ chức tài chính vi mô căn cứ kết quả phân loại nợ theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có trong hoạt động của tổ chức tín dụng là hợp tác xã, tổ chức tài chính vi mô để thực hiện trích lập dự phòng rủi ro cho thời điểm cuối ngày cuối cùng của tháng trước liền kề.
Phạm Thị Hồng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tổ chức tài chính vi mô có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trước ngày 5 12, đối tượng nào phải báo cáo tình hình sử dụng lao động hằng năm? Cần lưu ý điều gì khi điền Báo cáo tình hình sử dụng lao động?
- Nghị định 154/2024 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú thế nào? Xem toàn văn Nghị định 154/2024 ở đâu?
- Người có trách nhiệm giáo dục ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm sẽ bị cấm đảm nhiệm chức vụ?
- Mẫu đơn xin xác nhận tạm trú mới nhất? Nơi cư trú của người không có nơi thường trú và nơi tạm trú xác định như thế nào?
- Thay thế tờ khai hải quan bằng chứng từ trong hồ sơ hải quan được không? Thời hạn nộp chứng từ có liên quan thuộc hồ sơ hải quan?