Các bên tham gia nghiệp vụ thư tín dụng có được thỏa thuận áp dụng tập quán thương mại quốc tế không?
Những ngân hàng nào được thực hiện nghiệp vụ thư tín dụng? Nghiệp vụ thư tín dụng là những nghiệp vụ nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 21/2024/TT-NHNN như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện nghiệp vụ thư tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến thư tín dụng bao gồm: ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã và chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là ngân hàng).
2. Cá nhân và tổ chức là người cư trú và người không cư trú có liên quan đến nghiệp vụ thư tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến thư tín dụng.
Theo đó, những ngân hàng được thực hiện nghiệp vụ thư tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến thư tín dụng bao gồm:
- Ngân hàng thương mại;
- Ngân hàng hợp tác xã;
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Và theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 21/2024/TT-NHNN có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nghiệp vụ thư tín dụng là hình thức cấp tín dụng thông qua nghiệp vụ phát hành, xác nhận, thương lượng thanh toán, hoàn trả thư tín dụng để phục vụ cho hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ.
2. Hoạt động kinh doanh khác liên quan đến thư tín dụng là hoạt động mua hẳn miễn truy đòi bộ chứng từ xuất trình theo thư tín dụng và các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng ngoài các dịch vụ được ngân hàng cung cấp trong quá trình thực hiện nghiệp vụ thư tín dụng cho khách hàng.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì nghiệp vụ thư tín dụng là hình thức cấp tín dụng để phục vụ cho hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ thông qua nghiệp vụ sau đây:
- Phát hành thư tín dụng;
- Xác nhận thư tín dụng;
- Thương lượng thanh toán;
- Hoàn trả thư tín dụng.
Các bên tham gia nghiệp vụ thư tín dụng có được thỏa thuận áp dụng tập quán thương mại quốc tế không? (Hình từ Internet)
Các bên tham gia nghiệp vụ thư tín dụng có được thỏa thuận áp dụng tập quán thương mại quốc tế không?
Theo khoản 13 Điều 3 Thông tư 21/2024/TT-NHNN thì tập quán thương mại quốc tế về thư tín dụng được hiểu là các quy tắc, tập quán, thực hành thống nhất do Phòng Thương mại quốc tế ban hành về thư tín dụng và tập quán thương mại khác không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam do các bên thỏa thuận lựa chọn
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 21/2024/TT-NHNN như sau:
Áp dụng tập quán và lựa chọn giải quyết tranh chấp
1. Các bên tham gia nghiệp vụ thư tín dụng được thỏa thuận áp dụng tập quán thương mại theo quy định tại Điều 3 Luật Các tổ chức tín dụng.
2. Khi áp dụng tập quán thương mại quốc tế về thư tín dụng, các bên phải dẫn chiếu cụ thể phiên bản áp dụng.
3. Việc xử lý tranh chấp phát sinh trong nghiệp vụ thư tín dụng thực hiện theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam. Trường hợp có yếu tố nước ngoài theo quy định tại Bộ Luật Dân sự, các bên có thể thỏa thuận pháp luật áp dụng, cơ quan giải quyết tranh chấp (bao gồm cả tòa án hoặc trọng tài thương mại quốc tế) để giải quyết.
Theo đó, các bên tham gia nghiệp vụ thư tín dụng được thỏa thuận áp dụng tập quán thương mại sau đây:
- Tập quán thương mại quốc tế do Phòng Thương mại quốc tế ban hành;
- Tập quán thương mại khác không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật của Việt Nam.
Như vậy, các bên tham gia nghiệp vụ thư tín dụng có thể được thỏa thuận áp dụng tập quán thương mại quốc tế.
Lưu ý: Khi áp dụng tập quán thương mại quốc tế về thư tín dụng, các bên phải dẫn chiếu cụ thể phiên bản áp dụng.
Phí nghiệp vụ thư tín dụng là bao nhiêu?
Phí nghiệp vụ thư tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến thư tín dụng được quy định tại Điều 13 Thông tư 21/2024/TT-NHNN, cụ thể như sau:
Phí nghiệp vụ thư tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến thư tín dụng
1. Ngân hàng thỏa thuận với khách hàng và các bên liên quan (nếu có) về việc thu các loại phí, mức phí cấp tín dụng liên quan đến nghiệp vụ thư tín dụng và mức phí áp dụng đối với các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến thư tín dụng.
2. Ngân hàng phải niêm yết công khai mức phí nghiệp vụ thư tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến thư tín dụng.
3. Trường hợp đồng tiền thực hiện nghiệp vụ thư tín dụng là ngoại tệ, các bên thỏa thuận thu phí cấp tín dụng bằng ngoại tệ hoặc quy đổi ra đồng Việt Nam, đồng ngoại tệ khác theo tỷ giá thỏa thuận.
Như vậy, phí nghiệp vụ thư tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến thư tín dụng do ngân hàng và khách hàng, các bên liên quan (nếu có) thỏa thuận.
Ngân hàng phải niêm yết công khai mức phí nghiệp vụ thư tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến thư tín dụng.
Nếu đồng tiền thực hiện nghiệp vụ thư tín dụng là ngoại tệ thì các bên thỏa thuận thu phí cấp tín dụng bằng ngoại tệ hoặc quy đổi ra đồng Việt Nam, đồng ngoại tệ khác theo tỷ giá thỏa thuận.
Trịnh Lê Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nghiệp vụ thư tín dụng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh trường trung cấp có kết quả học tập loại khá được cấp học bổng khuyến khích học tập không?
- Hãng hàng không Việt Nam đề nghị cấp quyền vận chuyển hàng không thường lệ thì cần những giấy tờ gì?
- Mẫu đề án sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?
- Dự án đầu tư xây dựng mới cảng hàng không thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan nào?
- Lịch tháng 1 năm 2025 Âm và Dương chi tiết như thế nào? Tết Âm lịch 2025 rơi vào ngày bao nhiêu tháng 1/2025?