Trong phát hành thư tín dụng, khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả đầy đủ gốc, lãi và phí theo thỏa thuận trong trường hợp nào?
- Trong phát hành thư tín dụng, khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả đầy đủ gốc, lãi và phí theo thỏa thuận trong trường hợp nào?
- Trong nghiệp vụ phát hành thư tín dụng, phải lưu ý điều gì về thời hạn cấp tín dụng?
- Thỏa thuận cấp tín dụng trong nghiệp vụ phát hành thư tín dụng phải có nội dung gì?
- Khách hàng cần phải có phương án sử dụng vốn khả thi thì ngân hàng mới xem xét, quyết định phát hành thư tín dụng đúng không?
Trong phát hành thư tín dụng, khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả đầy đủ gốc, lãi và phí theo thỏa thuận trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 21/2024/TT-NHNN thì phát hành thư tín dụng được hiểu là việc ngân hàng phát hành cấp tín dụng cho khách hàng thông qua phát hành thư tín dụng cho bên thụ hưởng theo đề nghị của khách hàng.
Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả đầy đủ gốc, lãi và phí theo thỏa thuận trong trường hợp ngân hàng phải thực hiện thanh toán cho bên thụ hưởng bằng nguồn tiền của ngân hàng hoặc đề nghị ngân hàng khác thanh toán thay cho khách hàng.
Trong phát hành thư tín dụng, khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả đầy đủ gốc, lãi và phí theo thỏa thuận trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Trong nghiệp vụ phát hành thư tín dụng, phải lưu ý điều gì về thời hạn cấp tín dụng?
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Thông tư 21/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Thời hạn cấp tín dụng trong nghiệp vụ phát hành thư tín dụng
1. Thời hạn cấp tín dụng trong nghiệp vụ phát hành thư tín dụng là khoảng thời gian được xác định từ ngày tiếp theo ngày phát hành thư tín dụng cho đến ngày đến hạn thanh toán thư tín dụng nhưng không vượt quá thời hạn hoạt động hợp pháp còn lại của ngân hàng và khách hàng.
2. Việc gia hạn thời hạn cấp tín dụng trong nghiệp vụ phát hành thư tín dụng do các bên thỏa thuận phù hợp với tập quán thương mại quốc tế về thư tín dụng.
Chiếu theo quy định trên, trong nghiệp vụ phát hành thư tín dụng, phải lưu ý thời hạn cấp tín dụng không được vượt quá thời hạn hoạt động hợp pháp còn lại của ngân hàng và khách hàng.
Ngoài ra, các bên có thể thỏa thuận gia hạn thời hạn cấp tín dụng trong nghiệp vụ phát hành thư tín dụng nhưng phải phù hợp với tập quán thương mại quốc tế về thư tín dụng.
Thỏa thuận cấp tín dụng trong nghiệp vụ phát hành thư tín dụng phải có nội dung gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Thông tư 21/2024/TT-NHNN, thỏa thuận cấp tín dụng trong nghiệp vụ phát hành thư tín dụng phải có các nội dung chính sau đây:
- Thông tin về các bên trong nghiệp vụ phát hành thư tín dụng;
- Loại tiền, số tiền đề nghị phát hành thư tín dụng;
- Hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ;
- Loại thư tín dụng;
- Nguồn tiền thanh toán hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ;
- Phí, lãi suất, lãi phạt (nếu có) áp dụng;
- Biện pháp đảm bảo (nếu có);
- Nhận nợ bắt buộc, trích tài khoản ký quỹ, tài khoản tiền gửi (nếu có);
- Mua bán ngoại tệ (nếu có);
- Ngày đến hạn thanh toán thư tín dụng;
- Thời hạn cấp tín dụng;
- Giải quyết tranh chấp phát sinh;
- Các nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.
Lưu ý:
Thỏa thuận cấp tín dụng phải đảm bảo quyền, nghĩa vụ của các bên, được lập dưới hình thức thỏa thuận cấp tín dụng đối với từng giao dịch cụ thể hoặc thỏa thuận khung áp dụng chung đối với tất cả các giao dịch phát hành thư tín dụng, đính kèm thỏa thuận cụ thể.
Khách hàng cần phải có phương án sử dụng vốn khả thi thì ngân hàng mới xem xét, quyết định phát hành thư tín dụng đúng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Thông tư 21/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Điều kiện đối với khách hàng
1. Ngân hàng xem xét, quyết định phát hành thư tín dụng khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;
b) Nhu cầu mở thư tín dụng để phục vụ hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ hợp pháp;
c) Có phương án sử dụng vốn khả thi;
d) Có khả năng tài chính để thanh toán hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ.
...
Như vậy, theo quy định trên thì khách hàng phải có phương án sử dụng vốn khả thi và phải đáp ứng đủ các điều kiện trên thì được xem xét, quyết định phát hành thư tín dụng.
Một số lưu ý như sau:
(1) Trường hợp khách hàng là người không cư trú, ngân hàng (trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành thư tín dụng bằng ngoại tệ thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Thông tư 21/2024/TT-NHNN) chỉ xem xét, quyết định phát hành thư tín dụng cho khách hàng khi khách hàng có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 21 Thông tư 21/2024/TT-NHNN và phải đáp ứng một trong những yêu cầu sau:
- Là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động tại nước ngoài có vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam dưới hình thức đầu tư quy định tại điểm a, c khoản 1 Điều 52 Luật Đầu tư 2020 hoặc dưới hình thức đầu tư khác quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 52 Luật Đầu tư 2020;
- Khách hàng bảo đảm đủ 100% giá trị thư tín dụng bằng tài sản của khách hàng gồm: Số dư tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi tại chính ngân hàng phát hành hoặc khoản tiền khách hàng sẽ được thanh toán từ thư tín dụng khác do ngân hàng phát hành cho bên thụ hưởng là khách hàng;
- Bên thụ hưởng là người cư trú.
(2) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ xem xét, quyết định phát hành thư tín dụng bằng ngoại tệ cho khách hàng là người không cư trú khi khách hàng có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 21 Thông tư 21/2024/TT-NHNN và bên thụ hưởng là người cư trú.
Phan Thị Như Ý
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thư tín dụng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời dẫn chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn? Bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 mẫu 2A, mẫu 2B?
- Tặng cho nhà ở có bắt buộc phải lập thành văn bản không? Nhận tặng cho nhà ở có bắt buộc phải đi đăng ký quyền sở hữu không?
- Mẫu hợp đồng xây dựng nhà xưởng là mẫu nào? Có được áp dụng hợp đồng trọn gói đối với hợp đồng xây dựng nhà xưởng không?
- Người lao động có được xin tạm ứng tiền lương không? Mẫu đơn đề nghị tạm ứng tiền lương dành cho người lao động hiện nay?
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm Ban chấp hành đoàn mới nhất? Quy trình bầu Ban Chấp hành đoàn khoá mới thế nào?