Cha đương nhiên có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn? Cha phải cấp dưỡng nuôi con 5 triệu hay 10 triệu mỗi tháng cho con?
Sau khi ly hôn, cha đương nhiên có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con?
Căn cứ theo Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con trong các trường hợp sau đây:
- Con chưa thành niên;
- Con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.
Theo quy định tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Đồng thời, tại tiểu mục a Mục 11 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP có quy định như sau:
Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn (Điều 92).
Khi áp dụng quy định tại Điều 92 cần chú ý một số điểm sau đây:
a. Theo quy định tại khoản 1 Điều 92 thì người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Đây là nghĩa vụ của cha, mẹ; do đó, không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng vì lý do nào đó thì Toà án cần giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con để họ biết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con. Nếu xét thấy việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện, họ có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con thì Toà án không buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi con.
Theo quy định nêu trên, cha mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con, không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không.
Trừ trường hợp người trực tiếp nuôi con tự nguyện không yêu cầu bên còn lại cấp dưỡng nuôi con và họ có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con.
Như vậy, theo các quy định nêu trên, cha không đương nhiên có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
Chỉ trong trường hợp cha là người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn và con thuộc trường hợp được cấp dưỡng thì cha mới có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau ly hôn.
Cha đương nhiên có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn? Cha phải cấp dưỡng nuôi con 5 triệu hay 10 triệu mỗi tháng cho con? (Hình từ Internet).
Cha phải cấp dưỡng nuôi con 5 triệu hay 10 triệu trong mỗi tháng sau khi ly hôn theo quy định?
Căn cứ theo Điều 116 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 mức cấp dưỡng được quy định như sau:
Mức cấp dưỡng
1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Theo đó, pháp luật hiện hành không quy định mức cấp dưỡng cụ thể là bao nhiêu, tiền cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn do hai bên tự thỏa thuận, trường hợp không thỏa thuận được sẽ do Tòa án quyết định.
Có người cấp dưỡng cho con 5 triệu, người thì cấp dưỡng cho con 10 triệu và cũng có người sẵn sàng cấp dưỡng cho con hàng chục triệu mỗi tháng.
Do đó, mức cấp dưỡng này sẽ do các bên tự thỏa thuận, căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của con. Trường hợp nếu không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.
Mức cấp dưỡng sẽ do Tòa án quyết định, thường sẽ dao động từ 15 - 30% mức thu nhập của người cấp dưỡng.
Tuy nhiên, nếu Tòa án phán quyết mức cấp dưỡng vượt quá khả năng của người cấp dưỡng, thì người cấp dưỡng có quyền làm đơn đề nghị tòa án xem xét lại mức cấp dưỡng.
Như vậy, không thể đưa ra kết luận cha phải cấp dướng nuôi con 5 triệu hay 10 triệu mỗi tháng.
Nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn sẽ chấm dứt khi nào?
Nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn sẽ chấm dứt trong các trường hợp quy định tại Điều 118 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Cụ thể:
(1) Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;
(2) Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;
(3) Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;
(4) Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;
(5) Trường hợp khác theo quy định của luật.
Phạm Thị Thục Quyên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nghĩa vụ cấp dưỡng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thay thế tờ khai hải quan bằng chứng từ trong hồ sơ hải quan được không? Thời hạn nộp chứng từ có liên quan thuộc hồ sơ hải quan?
- Điều dưỡng hạng 4 phải tốt nghiệp trình độ gì? Mã số chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng 4? Hệ số lương của điều dưỡng hạng 4?
- Mẫu đề cương báo cáo nội dung về công tác thanh tra định kỳ mới nhất? Có bao nhiêu nguyên tắc hoạt động thanh tra?
- Trong chiến dịch Đông Xuân 1953 1954 Liên quân Việt Lào giải phóng thị xã Thà Khẹt vào thời gian nào?
- Có được trừ ngày nghỉ phép năm vào lịch nghỉ Tết âm lịch của người lao động tại các doanh nghiệp không?