Nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con của người chồng trong trường hợp người vợ đang mang thai nhưng cả hai đã ly hôn được quy định như thế nào?
Nghĩa vụ cấp dưỡng được quy định như thế nào? Cấp dưỡng là gì?
Căn cứ khoản 24 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về cấp dưỡng như sau:
Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này.
Căn cứ Điều 107 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:
Nghĩa vụ cấp dưỡng
1. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.
Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.
2. Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này.
Theo đó, nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện trong các mối quan hệ được quy định tại khoản 1 Điều 107 nêu trên. Trong đó có nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha, mẹ và con.
Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.
Nghĩa vụ cấp dưỡng (Hình từ Internet)
Nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con của người chồng trong trường hợp người vợ đang mang thai nhưng cả hai đã ly hôn được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con như sau:
Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con
Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.
Căn cứ Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về mức cấp dưỡng như sau:
Mức cấp dưỡng
1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Như vậy, pháp luật ưu tiên hai bên được tự thỏa thuận với nhau về mức cấp dưỡng cho con sao cho phù hợp nhất. Hiện nay, pháp luật chưa có quy định một mức cấp dưỡng cố định để áp dụng chung cho tất cả các trường hợp.
Nếu hai vợ chồng không tự thỏa thuận được với nhau về mức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn thì có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định một mức cấp dưỡng phù hợp căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng.
Người trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sẽ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng như sau:
Vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
...
b) Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng theo quy định đối với các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Căn cứ Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:
Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng
Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Như vậy, hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đồng thời người vi phạm còn bị buộc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng theo quy định.
Nếu người có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng nhưng lại trốn tránh việc cấp dưỡng làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm thì sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nghĩa vụ cấp dưỡng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thay thế tờ khai hải quan bằng chứng từ trong hồ sơ hải quan được không? Thời hạn nộp chứng từ có liên quan thuộc hồ sơ hải quan?
- Điều dưỡng hạng 4 phải tốt nghiệp trình độ gì? Mã số chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng 4? Hệ số lương của điều dưỡng hạng 4?
- Mẫu đề cương báo cáo nội dung về công tác thanh tra định kỳ mới nhất? Có bao nhiêu nguyên tắc hoạt động thanh tra?
- Trong chiến dịch Đông Xuân 1953 1954 Liên quân Việt Lào giải phóng thị xã Thà Khẹt vào thời gian nào?
- Có được trừ ngày nghỉ phép năm vào lịch nghỉ Tết âm lịch của người lao động tại các doanh nghiệp không?