Chồng trốn cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn phải làm sao? Trốn tránh cấp dưỡng nuôi con chồng có thể bị phạt tù không?
Chồng trốn cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn, phải làm sao?
Căn cứ khoản 1 Điều 119 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:
"1. Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó."
Đối chiếu quy định trên, trong trường hợp chồng bạn cố tình không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con, bạn có quyền yêu cầu Tòa án buộc chồng bạn phải thực hiện nghĩa vụ này.
Trốn tránh cấp dưỡng nuôi con
Trốn tránh cấp dưỡng nuôi con chồng có thể bị phạt tù không?
Theo điểm a khoản 3 Điều 64 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm quy định trong lĩnh vực thi hành án dân sự như sau:
"3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện công việc phải làm theo bản án, quyết định;
b) Không chấm dứt thực hiện công việc không được làm theo bản án, quyết định;
c) Trì hoãn thực hiện nghĩa vụ thi hành án trong trường hợp có điều kiện thi hành án;
d) Cung cấp chứng cứ sai sự thật cho cơ quan thi hành án dân sự.
[...]
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4, các điểm a và b khoản 5 Điều này;
b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu trong trường hợp cần thiết theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này."
Bên cạnh đó, Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi khoản 37 Điều 1 Bộ luật Hình sự sửa đổi 2017 quy định cụ thể về tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:
"Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quyết định của Tòa án mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm."
Như vậy, chồng bạn có hành vi không cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn theo bản án, quyết định của Tòa án sẽ bị áp dụng mức phạt hành chính từ 03 - 05 triệu đồng. Nếu chồng bạn trốn tránh cấp dưỡng thì có thể bị xử phạt hành chính từ 03 - 05 triệu đồng hoặc có thể bị phạt tù đến 02 năm.
Thẩm quyền giải quyết việc chồng trốn tránh cấp dưỡng nuôi con được quy định ra sao?
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện như sau:
"1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;
b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này;
c) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này.
..."
Bên cạnh đó, điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ sau đây:
"1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
..."
Theo đó, tòa án có thẩm quyền giải quyết đơn khởi kiện đòi tiền cấp dưỡng là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thường trú hoặc tạm trú.
Lê Thanh Ngân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nghĩa vụ cấp dưỡng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người bị bạo lực gia đình có được quyền lựa chọn chỗ ở khi áp dụng quyết định cấm tiếp xúc không?
- Quy hoạch chi tiết dự án cải tạo nhà chung cư phải có chỉ tiêu nào? Có thể lập quy hoạch đồng thời với đánh giá chất lượng nhà chung cư không?
- Viên chức Bộ Tư pháp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong bao nhiêu năm thì bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc?
- Mẫu phiếu đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước? Cách chấm điểm tiêu chí đánh giá?
- Đối tượng được hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp khi bị thu hồi đất theo Luật Đất đai mới?