Công dân đã nộp hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội thì có được nộp hồ sơ ứng cử làm đại biểu Hội đồng nhân dân không?
Công dân đã nộp hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội thì có được nộp hồ sơ ứng cử làm đại biểu Hội đồng nhân dân không?
Việc nộp hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được quy định tại khoản 3 Điều 36 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 như sau:
Nộp hồ sơ ứng cử
...
2. Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân nộp một bộ hồ sơ ứng cử tại Ủy ban bầu cử ở đơn vị hành chính mà mình ứng cử. Người tự ứng cử, người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân của địa phương nào thì phải là người đang cư trú hoặc công tác thường xuyên ở địa phương đó.
Sau khi nhận và xem xét hồ sơ của những người tự ứng cử, người được cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu ứng cử, nếu thấy hợp lệ theo quy định của Luật này thì Ủy ban bầu cử chuyển danh sách trích ngang lý lịch, bản sao tiểu sử tóm tắt và bản kê khai tài sản, thu nhập của những người ứng cử đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp để đưa vào danh sách hiệp thương.
3. Công dân chỉ được nộp hồ sơ ứng cử làm đại biểu Hội đồng nhân dân tối đa ở hai cấp trong cùng một nhiệm kỳ; nếu nộp hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội thì chỉ được nộp hồ sơ ứng cử làm đại biểu Hội đồng nhân dân ở một cấp.
Theo quy định trên thì trong cùng một nhiệm kỳ nếu công dân đã nộp hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội thì chỉ được nộp hồ sơ ứng cử làm đại biểu Hội đồng nhân dân ở một cấp.
Như vậy, công dân đã nộp hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội nếu có nguyện vọng thì vẫn được nộp hồ sơ ứng cử làm đại biểu Hội đồng nhân dân tuy nhiên cần lưu ý là trong trường hợp này chỉ được nộp hồ sơ ứng cử làm đại biểu Hội đồng nhân dân ở một cấp duy nhất mà thôi.
Công dân đã nộp hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội thì có được nộp hồ sơ ứng cử làm đại biểu Hội đồng nhân dân không? (Hình từ Internet)
Người được tổ chức chính trị xã hội ở trung ương giới thiệu thì nộp hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội ở đâu?
Hình thức nộp hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội được quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 như sau:
Nộp hồ sơ ứng cử
1. Việc nộp hồ sơ ứng cử của người ứng cử đại biểu Quốc hội được thực hiện như sau:
a) Người được tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở trung ương giới thiệu ứng cử nộp hai bộ hồ sơ ứng cử tại Hội đồng bầu cử quốc gia;
b) Người được tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế ở địa phương giới thiệu ứng cử và người tự ứng cử nộp hai bộ hồ sơ ứng cử tại Ủy ban bầu cử ở tỉnh nơi mình cư trú hoặc công tác thường xuyên;
c) Sau khi nhận và xem xét hồ sơ của những người ứng cử, nếu thấy hợp lệ theo quy định của Luật này thì Hội đồng bầu cử quốc gia chuyển danh sách trích ngang lý lịch, bản sao tiểu sử tóm tắt và bản kê khai tài sản, thu nhập của người được giới thiệu ứng cử đến Ban thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ủy ban bầu cử ở tỉnh chuyển hồ sơ ứng cử của người được giới thiệu ứng cử, người tự ứng cử tại địa phương đến Hội đồng bầu cử quốc gia; chuyển danh sách trích ngang lý lịch, bản sao tiểu sử tóm tắt và bản kê khai tài sản, thu nhập của người được giới thiệu ứng cử, người tự ứng cử tại địa phương đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, để đưa vào danh sách hiệp thương.
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp được tổ chức chính trị xã hội ở trung ương giới thiệu thì người được giới thiệu nộp hai bộ hồ sơ ứng cử tại Hội đồng bầu cử quốc gia.
Sau khi nhận và xem xét hồ sơ của người ứng cử, nếu thấy hợp lệ thì Hội đồng bầu cử quốc gia chuyển danh sách trích ngang lý lịch, bản sao tiểu sử tóm tắt và bản kê khai tài sản, thu nhập của người được giới thiệu ứng cử đến Ban thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Người đã chấp hành xong bản án thì có được ứng cử đại biểu Quốc hội không?
Những trường hợp không được ứng cử đại biểu Quốc hội được quy định tại khoản 4 Điều 37 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 như sau:
Những trường hợp không được ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân
1. Người đang bị tước quyền ứng cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người đang chấp hành hình phạt tù, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
2. Người đang bị khởi tố bị can.
3. Người đang chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án.
4. Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Tòa án nhưng chưa được xóa án tích.
5. Người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Như vậy, theo quy định, người đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích thì không được ứng cử đại biểu Quốc hội.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đại biểu Quốc hội có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trung cấp lý luận chính trị là gì? Đối tượng nào được đào tạo Trung cấp lý luận chính trị theo quy định?
- Quy trình tổ chức sát hạch giấy phép lái xe quân sự từ ngày 1/1/2025 được thực hiện theo Thông tư 68 như thế nào?
- Tổng biên chế của hệ thống chính trị được quyết định theo nhiệm kỳ nào? Nội dung quản lý biên chế?
- Mẫu số 3A lập báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu qua mạng là mẫu nào? Báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu gồm những gì?
- Phương pháp sát hạch giấy phép lái xe quân sự từ 1/1/2025 theo Thông tư 68 mới nhất như thế nào?