Người khuyết tật có thể trở thành đại biểu Quốc hội không? Tiêu chuẩn để người khuyết tật trở thành đại biểu Quốc hội?

Người khuyết tật có thể trở thành đại biểu Quốc hội không? Tiêu chuẩn để người khuyết tật trở thành đại biểu Quốc hội? Vai trò của Đại biểu Quốc hội quy định như thế nào? - câu hỏi của anh N. (Bình Dương).

Người khuyết tật có thể trở thành đại biểu Quốc hội không? Tiêu chuẩn để người khuyết tật trở thành đại biểu Quốc hội

Tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội được quy định tại Điều 22 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 (được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2020) như sau:

Tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội
1. Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
1a. Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.
2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
3. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.
4. Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.
5. Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.

Căn cứ quy định nêu trên thì người khuyết tật ứng cử đại biểu Quốc hội phải đáp ứng các tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội bao gồm:

- Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

- Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.

- Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

- Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.

- Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.

- Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.

Người khuyết tật có thể trở thành đại biểu Quốc hội không?

Người khuyết tật có thể trở thành đại biểu Quốc hội không? Tiêu chuẩn để người khuyết tật trở thành đại biểu Quốc hội? (Hình từ Internet)

Vai trò của Đại biểu Quốc hội quy định như thế nào?

Vai trò của Đại biểu Quốc hội được quy định tại Điều 21 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 như sau:

Vị trí, vai trò của đại biểu Quốc hội
1. Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước; là người thay mặt Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội.
2. Đại biểu Quốc hội chịu trách nhiệm trước cử tri và trước Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình.
3. Đại biểu Quốc hội bình đẳng trong thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội.

Như vậy, đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước; là người thay mặt Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội.

Đại biểu Quốc hội chịu trách nhiệm trước cử tri và trước Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình.

Đại biểu Quốc hội phải có trách nhiệm như thế nào với cử tri?

Trách nhiệm của đại biểu Quốc hội với cử tri được quy định tại Điều 27 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 (được sửa đổi điểm a khoản 17 Điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2020) như sau:

Trách nhiệm với cử tri
1. Đại biểu Quốc hội liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thường xuyên tiếp xúc với cử tri, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, kiến nghị của cử tri với Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan; phổ biến và vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật.
2. Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri theo chương trình tiếp xúc cử tri của Đoàn đại biểu Quốc hội. Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri ở nơi cư trú, nơi làm việc; tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, lĩnh vực, đối tượng, địa bàn mà đại biểu quan tâm. Trong quá trình tiếp xúc cử tri, đại biểu Quốc hội có trách nhiệm báo cáo với cử tri về hoạt động của đại biểu và Quốc hội; cử tri hoặc đại diện cử tri có thể góp ý kiến với đại biểu Quốc hội tại hội nghị cử tri do Đoàn đại biểu Quốc hội phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và chính quyền địa phương tổ chức trong trường hợp cần thiết.

Theo đó, Đại biểu Quốc hội phải có trách nhiệm với cử tri như sau:

- Đại biểu Quốc hội liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thường xuyên tiếp xúc với cử tri, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, kiến nghị của cử tri với Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan; phổ biến và vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật.

- Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri theo chương trình tiếp xúc cử tri của Đoàn đại biểu Quốc hội. Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri ở nơi cư trú, nơi làm việc; tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, lĩnh vực, đối tượng, địa bàn mà đại biểu quan tâm.

Trong quá trình tiếp xúc cử tri, đại biểu Quốc hội có trách nhiệm báo cáo với cử tri về hoạt động của đại biểu và Quốc hội; cử tri hoặc đại diện cử tri có thể góp ý kiến với đại biểu Quốc hội tại hội nghị cử tri do Đoàn đại biểu Quốc hội phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và chính quyền địa phương tổ chức trong trường hợp cần thiết.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đại biểu Quốc hội

Huỳnh Lê Bình Nhi

Đại biểu Quốc hội
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đại biểu Quốc hội có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đại biểu Quốc hội
MỚI NHẤT
Pháp luật
Theo Hiến pháp quy định, công dân bao nhiêu tuổi có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân?
Pháp luật
Đại biểu Quốc hội có được sử dụng thiết bị nghe nhìn cá nhân, điện thoại di động trong phiên họp về nội dung nhân sự hay không?
Pháp luật
Trình tự bãi nhiệm đại biểu Quốc hội, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội như thế nào? Việc bãi nhiệm đại biểu Quốc hội được thông qua khi nào?
Pháp luật
Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước không? Đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị các vấn đề gì?
Pháp luật
Công dân đã nộp hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội thì có được nộp hồ sơ ứng cử làm đại biểu Hội đồng nhân dân không?
Pháp luật
Công dân muốn ứng cử đại biểu Quốc hội thì phải nộp hồ sơ ứng cử trong thời hạn nào? Người tự ứng cử đại biểu Quốc hội thì nộp hồ sơ ứng cử ở đâu?
Pháp luật
Người khuyết tật có thể trở thành đại biểu Quốc hội không? Tiêu chuẩn để người khuyết tật trở thành đại biểu Quốc hội?
Pháp luật
Luật sư đang làm đại biểu Quốc hội có được miễn nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng không? Thời gian xem xét quyết định này là bao nhiêu ngày?
Pháp luật
Bắt giam đại biểu Quốc hội cần có sự đồng ý của ai? Ai có quyền đề nghị bắt giam đại biểu Quốc hội?
Pháp luật
Khởi tố bị can là gì? Đại biểu Quốc hội bị khởi tố bị can có đương nhiên mất quyền đại biểu Quốc hội không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào