Công dân về nước bằng đường bộ được hỗ trợ chi phí cách ly nào theo quy định của pháp luật?
- Công dân Việt Nam có được phép về nước bằng đường bộ trong tình hình dịch bệnh hay không?
- Một số quyền lợi khác mà công dân Việt Nam khi về từ các nước láng giềng có thể hưởng là gì?
- Không khai báo hoặc khai báo y tế không trung thực thì bị xử phạt như thế nào?
- Không khai báo hoặc khai báo y tế không trung thực dẫn đến lây lan dịch bệnh Covid-19 thì bị xử lý như thế nào?
Công dân Việt Nam có được phép về nước bằng đường bộ trong tình hình dịch bệnh hay không?
Theo quy định tại Nghị quyết 48/NQ-CP 2021 thì đã đồng ý công dân Việt Nam từ các nước láng giềng về nước bằng đường bộ khi thực hiện biện pháp cách ly y tế tập trung theo yêu cầu phòng, chống dịch thì được ngân sách Nhà nước hỗ trợ chi phí cách ly y tế, bao gồm chi phí:
- Đưa đón từ cơ sở, địa điểm phát hiện đến cơ sở cách ly y tế tập trung;
- Xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2;
- Một số quyền lợi khác tại các cơ sở cách ly bắt buộc.
Theo đó, công dân Việt Nam được phép về nước bằng đường bộ từ các nước làng giềng. Bên cạnh đó, những công dân này buộc phải thực hiện các biện pháp cách ly y tế tập trung theo yêu cầu phòng, chống dịch.
Hỗ trợ chi phí cách ly
Một số quyền lợi khác mà công dân Việt Nam khi về từ các nước láng giềng có thể hưởng là gì?
Kể từ ngày 06/5/2021 thì công dân Việt Nam từ các nước láng giềng về nước bằng đường bộ khi thực hiện biện pháp cách ly y tế tập trung theo yêu cầu phòng chống dịch thì được ngân sách nhà nước hỗ trợ một số quyền lợi khác tại các cơ sở cách ly bắt buộc quy định tại Công văn 5971/BYT-KHTC năm 2021, gồm:
- Tiền ăn theo mức 80.000 đồng/người/ngày;
- Các chi phí phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong những ngày cách ly y tế tập trung (nước uống, khăn mặt, khẩu trang, dung dịch rửa tay, dung dịch sát khuẩn miệng, bàn chải đánh răng, xà phòng và các vật dụng thiết yếu, các chi phí khác) với tổng chi phí là 40.000 đồng/người/ngày.
Không khai báo hoặc khai báo y tế không trung thực thì bị xử phạt như thế nào?
Theo Quyết định 219/QĐ-BYT năm 2020 thì Covid-19 được liệt kê vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A. Trong đó, mức phạt với các hành vi không khai báo y tế, khai báo y tế gian dối được quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 117/2020/NĐ-CP thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
- Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
- Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
Như vậy theo quy định trên, nếu biết bản thân hoặc người khác có triệu chứng mắc Covid-19 mà không kịp thời khai báo y tế hoặc khai báo gian dối thì có thể bị phạt hành chính đến 20 triệu đồng. Ngoài ra, việc không khai báo y tế hoặc khai báo không trung thực diễn biến với thầy thuốc, nhân viên y tế cũng có thể bị xử phạt hành chính theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 117/2020/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 01 đến 03 triệu đồng.
Không khai báo hoặc khai báo y tế không trung thực dẫn đến lây lan dịch bệnh Covid-19 thì bị xử lý như thế nào?
Việc không khai báo hoặc khai báo y tế gian dối dẫn đến lây lan dịch bệnh Covid-19 có thể bị xử lý hình sự theo như hướng dẫn tại Công văn 45/TANDTC-PC năm 2020 như sau: Người đã được thông báo mắc bệnh; người nghi ngờ mắc bệnh hoặc trở về từ vùng có dịch bệnh Covid-19 đã được thông báo cách ly thực hiện một trong các hành vi sau đây gây lây truyền dịch bệnh Covid-19 cho người khác thì bị coi là trường hợp thực hiện “hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người” quy định tại điểm c khoản 1 Điều 240 Bộ luật Hình sự 2015 và bị xử lý về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người:
- Trốn khỏi nơi cách ly;
- Không tuân thủ quy định về cách ly;
- Từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly;
- Không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối.
Như vậy, công dân Việt Nam khi trở về nước bằng đường bộ từ các quốc gia lân cận thì phải tuân thủ nghiêm ngặt việc cách ly theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp không thực hiện việc cách ly thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, bên cạnh đó nếu không thực hiện khai báo hoặc cách ly mà dẫn đến việc lây lan dịch bệnh Covid-19 thì phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hoạt động này.
Tô Nguyễn Thu Trang
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Covid-19 có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công đoàn Việt Nam là tổ chức gì? Thành viên hợp danh của công ty hợp danh được kết nạp vào Công đoàn Việt Nam không?
- Mục đích của đổi mới công nghệ là gì? 04 mục tiêu của chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia là gì?
- Content về ngày 20 11 sáng tạo, thu hút? Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 thứ mấy, ngày mấy âm lịch?
- Ngày 18 tháng 11 là ngày gì? Ngày 18 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 18 tháng 11 có phải ngày nghỉ lễ, tết của người lao động không?
- Mẫu Công văn đề xuất xếp loại chất lượng chi bộ, tập thể lãnh đạo và đảng viên mới nhất là mẫu nào?