Cộng tác viên tư vấn pháp luật có phải bồi thường thiệt hại cho khách hàng khi tư vấn sai không?
Cộng tác viên tư vấn pháp luật có phải bồi thường thiệt hại cho khách hàng khi tư vấn sai không?
Theo Điều 8 Nghị định 77/2008/NĐ-CP quy định về quyền, nghĩa vụ của Trung tâm tư vấn pháp luật như sau:
Quyền, nghĩa vụ của Trung tâm tư vấn pháp luật
1. Trung tâm tư vấn pháp luật có các quyền sau đây:
a) Thực hiện vụ việc theo phạm vi quy định tại Điều 7 của Nghị định này;
b) Đề nghị cơ quan, tổ chức cung cấp thông tin về những vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật;
c) Kiến nghị với cơ quan nhà nước về những vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật.
2. Trung tâm tư vấn pháp luật có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân theo quy định của Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan của pháp luật về luật sư, trợ giúp pháp lý;
b) Chịu trách nhiệm về việc sử dụng tư vấn viên pháp luật, luật sư, cộng tác viên tư vấn pháp luật của Trung tâm;
c) Báo cáo Sở tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Sở Tư pháp), nơi đặt trụ sở của Trung tâm, báo cáo tổ chức chủ quản về tổ chức và hoạt động của Trung tâm theo định kỳ hàng năm hoặc theo yêu cầu trong trường hợp đột xuất;
d) Bồi thường thiệt hại do lỗi của tư vấn viên pháp luật, luật sư, cộng tác viên tư vấn pháp luật của Trung tâm gây ra trong khi thực hiện tư vấn pháp luật.
Căn cứ Điều 22 Nghị định 77/2008/NĐ-CP quy định về cộng tác viên tư vấn pháp luật như sau:
Cộng tác viên tư vấn pháp luật
1. Cộng tác viên tư vấn pháp luật phải có đủ điều kiện quy định tại các điểm a, b khoản 1 Điều 19 của Nghị định này. Người có bằng đại học khác làm việc trong các ngành, nghề có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân; người thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi có bằng trung cấp luật hoặc có thời gian làm công tác pháp luật từ ba năm trở lên hoặc có kiến thức pháp luật và có uy tín trong cộng đồng có thể làm cộng tác viên tư vấn pháp luật.
Cán bộ, công chức có thể làm cộng tác viên tư vấn pháp luật của Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh trong trường hợp việc làm cộng tác viên đó không trái với pháp luật về cán bộ, công chức.
2. Cộng tác viên tư vấn pháp luật thực hiện tư vấn pháp luật theo hợp đồng cộng tác viên được ký kết giữa Trung tâm tư vấn pháp luật và cộng tác viên tư vấn pháp luật.
Quyền, nghĩa vụ của cộng tác viên tư vấn pháp luật được quy định trong hợp đồng cộng tác viên.
3. Cộng tác viên tư vấn pháp luật chỉ được nhận vụ việc từ Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh.
Theo quy định trên, khi cộng tác viên tư vấn pháp luật có lỗi dẫn đến thiệt hại cho khách hàng thì lúc này Trung tâm tư vấn pháp luật có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho khách hàng.
Việc cộng tác viên tư vấn pháp luật có phải bồi hoàn lại số tiền đã bồi thường thiệt hại cho Trung tâm tư vấn pháp luật sẽ tùy thuộc vào nội dung hợp đồng cộng tác viên có quy định vấn đề này không.
Cộng tác viên tư vấn pháp luật (Hình từ Internet)
Danh sách cộng tác viên tư vấn pháp luật của Trung tâm tư vấn pháp luật có được niêm yết không?
Căn cứ Điều 18 Thông tư 01/2010/TT-BTP quy định về quy định về cộng tác viên tư vấn pháp luật như sau:
Cộng tác viên tư vấn pháp luật
1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xoá án tích và thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được làm cộng tác viên tư vấn pháp luật:
a) Người có bằng cử nhân luật hoặc người có bằng đại học khác làm việc trong các ngành, nghề có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân.
b) Người đã hoặc đang đảm nhiệm các chức danh như luật sư, công chứng viên, trọng tài viên và các chức danh tư pháp khác.
c) Những người sau đây thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi:
- Người có bằng trung cấp luật;
- Người có thời gian làm công tác pháp luật từ ba năm trở lên gồm: Cán sự pháp lý làm việc trong ngành Tư pháp hoặc tổ chức pháp chế của các cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang; hội thẩm nhân dân; người công tác trong các ngành khác có hiểu biết pháp luật.
- Thành viên tổ hòa giải; thành viên Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý; già làng; trưởng bản, trưởng thôn, xóm, ấp, sóc, bon; trưởng các dòng họ; đại diện tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở cơ sở là người có kiến thức pháp luật và có uy tín trong cộng đồng.
2. Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh cấp Thẻ cho cộng tác viên tư vấn pháp luật của Trung tâm, Chi nhánh theo Mẫu TP-TVPL-09ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Danh sách cộng tác viên tư vấn pháp luật của Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh phải được niêm yết tại trụ sở của Trung tâm, Chi nhánh.
Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức chủ quản và Sở Tư pháp, nơi đăng ký hoạt động về danh sách cộng tác viên, chậm nhất là mười ngày làm việc kể từ khi bổ sung, rút tên cộng tác viên tư vấn pháp luật khỏi danh sách cộng tác viên trong quá trình hoạt động.
Theo đó, danh sách cộng tác viên tư vấn pháp luật của Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh phải được niêm yết tại trụ sở của Trung tâm, Chi nhánh.
Mức thù lao của cộng tác viên tư vấn pháp luật sẽ được tính dựa trên những căn cứ nào?
Theo Điều 9 Thông tư 01/2010/TT-BTP quy định về căn cứ và phương thức tính thù lao tư vấn pháp luật như sau:
Căn cứ và phương thức tính thù lao tư vấn pháp luật
1. Mức thu thù lao tư vấn pháp luật đối với một vụ, việc được tính dựa trên các căn cứ sau:
a) Nội dung, tính chất của công việc;
b) Thời gian và công sức của luật sư, tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật thực hiện công việc;
c) Kinh nghiệm, uy tín của các luật sư, tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật của Trung tâm.
2. Thù lao được tính theo các phương thức sau:
a) Giờ làm việc của luật sư, tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật;
b) Vụ, việc với mức thù lao trọn gói;
c) Hợp đồng dài hạn với mức thù lao cố định.
3. Thù lao của luật sư làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật khi tham gia tố tụng hình sự được thực hiện theo quy định của Luật Luật sư.
Thù lao của luật sư làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật khi tham gia tố tụng dân sự, hành chính và các lĩnh vực khác được thực hiện theo thỏa thuận giữa Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh với khách hàng, phù hợp với biểu thù lao do tổ chức chủ quản quy định.
Như vậy, mức thù lao của cộng tác viên tư vấn pháp luật sẽ được tính dựa trên những căn cứ sau:
+ Nội dung, tính chất của công việc.
+ Thời gian và công sức của luật sư, tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật thực hiện công việc.
+ Kinh nghiệm, uy tín của các luật sư, tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật của Trung tâm.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tư vấn pháp luật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kỳ kế toán đầu tiên sau khi sáp nhập, sổ kế toán được doanh nghiệp mới ghi phải phản ánh những gì?
- Mẫu tổng hợp các ngành nghề, công việc hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật hiện nay là mẫu nào?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam có phải là tổ chức chính trị - xã hội? Ai được tham gia Hội Cựu chiến binh Việt Nam?
- Cách viết Bản kiểm điểm tập thể chi bộ cuối năm 2024 mới nhất? Mẫu Bản kiểm điểm tập thể chi bộ cuối năm 2024 ra sao?
- Tổng hợp mẫu phiếu bầu trong đại hội Đoàn các cấp chuẩn Hướng dẫn 66? Thực hiện chương trình Đại hội đoàn như nào?