Đơn vị sự nghiệp của tổ chức tài chính vi mô chấm dứt hoạt động, giải thể trong những trường hợp nào?
- Đơn vị sự nghiệp của tổ chức tài chính vi mô chấm dứt hoạt động, giải thể trong những trường hợp nào?
- Tổ chức tài chính vi mô có trách nhiệm như thế nào trong việc chấm dứt hoạt động, giải thể của đơn vị sự nghiệp?
- Bắt buộc chấm dứt hoạt động, giải thể đơn vị sự nghiệp của tổ chức tài chính vi mô được quy định như thế nào?
Đơn vị sự nghiệp của tổ chức tài chính vi mô chấm dứt hoạt động, giải thể trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 24 Thông tư 19/2019/TT-NHNN quy định như sau:
Chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp
1. Chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp chấm dứt hoạt động, giải thể trong các trường hợp sau:
a) Đương nhiên chấm dứt hoạt động, giải thể;
b) Tự nguyện chấm dứt hoạt động, giải thể;
c) Bắt buộc chấm dứt hoạt động, giải thể.
...
Như vậy đơn vị sự nghiệp của tổ chức tài chính vi mô chấm dứt hoạt động, giải thể trong những trường hợp sau:
- Đương nhiên chấm dứt hoạt động, giải thể;
- Tự nguyện chấm dứt hoạt động, giải thể;
- Bắt buộc chấm dứt hoạt động, giải thể.
Tổ chức tài chính vi mô (Hình từ Internet)
Tổ chức tài chính vi mô có trách nhiệm như thế nào trong việc chấm dứt hoạt động, giải thể của đơn vị sự nghiệp?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 24 Thông tư 19/2019/TT-NHNN quy định như sau:
Chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp
...
2. Tổ chức tài chính vi mô chịu trách nhiệm:
a) Giải quyết tài sản, quyền, nghĩa vụ và các lợi ích liên quan của chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp chấm dứt hoạt động, giải thể theo quy định của pháp luật;
b) Lưu trữ chứng từ, tài liệu, hồ sơ của chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp chấm dứt hoạt động, giải thể và các văn bản liên quan đến việc chấm dứt hoạt động, giải thể;
c) Thực hiện các thủ tục pháp lý chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy tổ chức tài chính vi mô có trách nhiệm trong việc chấm dứt hoạt động, giải thể của đơn vị sự nghiệp như sau:
- Giải quyết tài sản, quyền, nghĩa vụ và các lợi ích liên quan của đơn vị sự nghiệp chấm dứt hoạt động, giải thể theo quy định của pháp luật;
- Lưu trữ chứng từ, tài liệu, hồ sơ của đơn vị sự nghiệp chấm dứt hoạt động, giải thể và các văn bản liên quan đến việc chấm dứt hoạt động, giải thể;
- Thực hiện các thủ tục pháp lý chấm dứt hoạt động, giải thể đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật.
Bắt buộc chấm dứt hoạt động, giải thể đơn vị sự nghiệp của tổ chức tài chính vi mô được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 27 Thông tư 19/2019/TT-NHNN quy định như sau:
Bắt buộc chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp
1. Chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp của tổ chức tài chính vi mô bị bắt buộc chấm dứt hoạt động, giải thể khi có bằng chứng chứng minh hồ sơ đề nghị thành lập chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp có thông tin sai sự thực dẫn đến đánh giá sai về việc đáp ứng đủ điều kiện thành lập.
2. Khi phát hiện trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước đề nghị chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp của tổ chức tài chính vi mô, trong đó nêu rõ lý do đề nghị.
3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp của tổ chức tài chính vi mô của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc trong quá trình thanh tra, giám sát phát hiện trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu tổ chức tài chính vi mô chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp.
4. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu tổ chức tài chính vi mô chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp, tổ chức tài chính vi mô phải hoàn tất việc chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp và có văn bản thông báo Ngân hàng Nhà nước thời điểm cụ thể và kết quả chấm dứt hoạt động, giải thể.
5. Trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu tổ chức tài chính vi mô bắt buộc chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh, tổ chức tài chính vi mô phải có phương án xử lý phòng giao dịch do chi nhánh đó quản lý đó để đảm bảo tuân thủ quy định tại Thông tư này.
Như vậy bắt buộc chấm dứt hoạt động, giải thể đơn vị sự nghiệp của tổ chức tài chính vi mô được quy định cụ thể như trên.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tổ chức tài chính vi mô có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm của Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã? Tiêu chuẩn để trở thành Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã là gì?
- Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua và dũng sĩ các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam lần thứ nhất được tổ chức vào thời gian nào?
- Nghị quyết 18-NQ/TW đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị? Toàn văn Nghị quyết 18-NQ/TW khóa XII ở đâu?
- Đăng ký cư trú cho người chưa thành niên theo Nghị định 154/2024 thế nào? Giấy tờ nào dùng để chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú?
- Trước ngày 15 12 đối tượng nào phải nộp hồ sơ khai thuế khoán? Khi nào cơ quan thuế phát Tờ khai thuế?