Đương sự có thể giao nộp ảnh đánh bài làm chứng cứ để giải quyết vụ việc dân sự không? Ảnh đánh bài có được xem là chứng cứ hợp pháp không?
Ảnh đánh bài có được xem là chứng cứ hợp pháp để giải quyết vụ việc dân sự không?
Ảnh đánh bài có được xem là chứng cứ hợp pháp không căn cứ Điều 94 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử được xem là nguồn của chứng cứ. Ảnh đánh bài có thể được xếp vào loại tài liệu nhìn được.
Tuy nhiên, để ảnh đánh bài này được xem là chứng cứ hợp pháp thì căn cứ theo khoản 2 Điều 95 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì tài liệu nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu hình đó.
Như vậy, ảnh đánh bài có thể được xem là chứng cứ hợp pháp để giải quyết vụ việc dân sự nếu người giao nộp xuất trình ảnh đánh bài kèm theo văn bản trình bày về xuất xứ của hình ảnh này do bản thân tự chụp hoặc là có xác nhận của người đã cung cấp hình ảnh hoặc là có văn bản về sự việc có liên quan đến việc có được tấm hình đó.
Ảnh đánh bài có được xem là chứng cứ hợp pháp không?
(Hình từ Internet)
Đương sự có thể giao nộp ảnh đánh bài làm chứng cứ để giải quyết vụ việc dân sự không?
Đương sự có thể giao nộp ảnh đánh bài làm chứng cứ để giải quyết vụ việc dân sự không thì tại khoản 1 Điều 6 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định: "Đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp."
Ngoài ra, Điều 96 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về việc giao nộp tài liệu, chứng cứ như sau:
Giao nộp tài liệu, chứng cứ
1. Trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án. Trường hợp tài liệu, chứng cứ đã được giao nộp chưa bảo đảm đủ cơ sở để giải quyết vụ việc thì Thẩm phán yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ. Nếu đương sự không giao nộp hoặc giao nộp không đầy đủ tài liệu, chứng cứ do Tòa án yêu cầu mà không có lý do chính đáng thì Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ mà đương sự đã giao nộp và Tòa án đã thu thập theo quy định tại Điều 97 của Bộ luật này để giải quyết vụ việc dân sự.
...
5. Khi đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án thì họ phải sao gửi tài liệu, chứng cứ đó cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự khác; đối với tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này hoặc tài liệu, chứng cứ không thể sao gửi được thì phải thông báo bằng văn bản cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự khác.
Theo quy định thì việc giao nộp chứng cứ cho Tòa án vừa là quyền cũng vừa là nghĩa vụ của đương sự để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Như vậy, đương sự có quyền giao nộp ảnh đánh bài làm chứng cứ cho Tòa án, để chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp; đồng thời cũng là cơ sở để Tòa án giải quyết vụ việc.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình thu thập tài liệu, chứng cứ bằng những biện pháp nào?
Theo khoản 1 Điều 97 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình thu thập tài liệu, chứng cứ bằng những biện pháp sau đây:
- Thu thập tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được; thông điệp dữ liệu điện tử;
- Thu thập vật chứng;
- Xác định người làm chứng và lấy xác nhận của người làm chứng;
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cho sao chép hoặc cung cấp những tài liệu có liên quan đến việc giải quyết vụ việc mà cơ quan, tổ chức, cá nhân đó đang lưu giữ, quản lý;
- Yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã chứng thực chữ ký của người làm chứng;
- Yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ nếu đương sự không thể thu thập tài liệu, chứng cứ;
- Yêu cầu Tòa án ra quyết định trưng cầu giám định, định giá tài sản;
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện công việc khác theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, trong các trường hợp do Bộ luật này quy định, Tòa án có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp sau đây để thu thập tài liệu, chứng cứ (khoản 2 Điều 97):
- Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng;
- Đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng;
- Trưng cầu giám định;
- Định giá tài sản;
- Xem xét, thẩm định tại chỗ;
- Ủy thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ;
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự;
- Xác minh sự có mặt hoặc vắng mặt của đương sự tại nơi cư trú;
- Các biện pháp khác theo quy định của Bộ luật này.
Nguyễn Anh Hương Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Vụ việc dân sự có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?
- Người có Chứng chỉ hành nghề dược có được cho người khác thuê Chứng chỉ hành nghề dược của mình không?
- Bộ chỉ số phục vụ chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên môi trường điện tử bao gồm những nhóm nào?