Hồ sơ bệnh án là gì? Những ai được sao chép hồ sơ bệnh án? Lưu giữ và giữ bí mật hồ sơ bệnh án được tiến hành như thế nào?

Hồ sơ bệnh án là gì theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023? Những ai được sao chép hồ sơ bệnh án theo quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023? Lưu giữ và giữ bí mật hồ sơ bệnh án được tiến hành như thế nào?

Hồ sơ bệnh án là gì?

Khái niệm "Hồ sơ bệnh án" được quy định tại khoản 17 Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, cụ thể như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
17. Hồ sơ bệnh án là tập hợp dữ liệu, bao gồm thông tin cá nhân, kết quả khám bệnh, kết quả cận lâm sàng, kết quả thăm dò chức năng, quá trình chẩn đoán, điều trị, chăm sóc và những thông tin khác có liên quan trong quá trình chữa bệnh của người bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
...

Theo đó, hồ sơ bệnh án là tập hợp dữ liệu, bao gồm thông tin cá nhân, kết quả khám bệnh, kết quả cận lâm sàng, kết quả thăm dò chức năng, quá trình chẩn đoán, điều trị, chăm sóc và những thông tin khác có liên quan trong quá trình chữa bệnh của người bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Hồ sơ bệnh án là gì? Những ai được sao chép hồ sơ bệnh án? Lưu giữ và giữ bí mật hồ sơ bệnh án được tiến hành như thế nào?

Hồ sơ bệnh án là gì? Những ai được sao chép hồ sơ bệnh án? Lưu giữ và giữ bí mật hồ sơ bệnh án được tiến hành như thế nào? (Hình từ Internet)

Những ai được sao chép hồ sơ bệnh án?

Hồ sơ bệnh án được quy định tại Điều 69 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, cụ thể như sau:

Hồ sơ bệnh án
1. Người bệnh điều trị nội trú, điều trị ban ngày và điều trị ngoại trú trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được lập, cập nhật hồ sơ bệnh án.
Hồ sơ bệnh án được lập bằng giấy hoặc bản điện tử có giá trị pháp lý như nhau. Mẫu hồ sơ bệnh án và mẫu bản tóm tắt hồ sơ bệnh án do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
2. Hồ sơ bệnh án phải được lưu giữ và giữ bí mật theo quy định của pháp luật; trường hợp hồ sơ bệnh án thuộc phạm vi bí mật nhà nước thì thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. Việc lưu trữ hồ sơ bệnh án được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
3. Việc khai thác hồ sơ bệnh án đang trong quá trình điều trị được thực hiện như sau:
a) Học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu viên của các cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo, người hành nghề, người trực tiếp tham gia điều trị người bệnh trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được đọc nhưng chỉ được sao chép khi có sự đồng ý của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Người hành nghề của cơ sở khác được đọc, sao chép khi có sự đồng ý của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4. Việc khai thác hồ sơ bệnh án đã hoàn thành quá trình điều trị và được chuyển lưu trữ được thực hiện như sau:
a) Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về y tế, cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án, thanh tra chuyên ngành y tế, tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, luật sư của người bệnh được tiếp cận, cung cấp hồ sơ bệnh án để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật có liên quan;
b) Học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu viên của các cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo, người hành nghề trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được mượn hồ sơ bệnh án tại chỗ để đọc hoặc sao chép phục vụ cho việc nghiên cứu hoặc công tác chuyên môn kỹ thuật khi có sự đồng ý của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
...

Theo đó, đối tượng được sao chép hồ sơ bệnh án được quy định cụ thể như sau:

(1) Sao chép hồ sơ bệnh án đang trong quá trình điều trị:

- Học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu viên của các cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo, người hành nghề, người trực tiếp tham gia điều trị người bệnh trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ được sao chép khi có sự đồng ý của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

- Người hành nghề của cơ sở khác được đọc, sao chép khi có sự đồng ý của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

(2) Sao chép hồ sơ bệnh án đã hoàn thành quá trình điều trị và được chuyển lưu trữ:

- Học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu viên của các cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo, người hành nghề trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được sao chép phục vụ cho việc nghiên cứu hoặc công tác chuyên môn kỹ thuật khi có sự đồng ý của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Bên cạnh đó:

+ Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về y tế, cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án, thanh tra chuyên ngành y tế, tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, luật sư của người bệnh được tiếp cận, cung cấp hồ sơ bệnh án để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật có liên quan;

+ Đại diện cơ quan bảo hiểm xã hội, cơ quan giải quyết bồi thường nhà nước được mượn hồ sơ bệnh án tại chỗ để đọc, ghi chép hoặc đề nghị cấp bản sao phục vụ nhiệm vụ được giao khi có sự đồng ý của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

+ Người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều 8 của Luật này được đọc, xem, sao chụp, ghi chép hồ sơ bệnh án và được cung cấp bản tóm tắt hồ sơ bệnh án khi có yêu cầu bằng văn bản;

+ Người đại diện của người bệnh quy định tại điểm a và điểm d khoản 2 Điều 8 của Luật này được cung cấp bản tóm tắt hồ sơ bệnh án khi có yêu cầu bằng văn bản.

Lưu giữ và giữ bí mật hồ sơ bệnh án được tiến hành như thế nào?

Lưu giữ và giữ bí mật hồ sơ bệnh án được quy định tại khoản 2 Điều 69 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 như sau:

Hồ sơ bệnh án
1. Người bệnh điều trị nội trú, điều trị ban ngày và điều trị ngoại trú trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được lập, cập nhật hồ sơ bệnh án.
Hồ sơ bệnh án được lập bằng giấy hoặc bản điện tử có giá trị pháp lý như nhau. Mẫu hồ sơ bệnh án và mẫu bản tóm tắt hồ sơ bệnh án do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
2. Hồ sơ bệnh án phải được lưu giữ và giữ bí mật theo quy định của pháp luật; trường hợp hồ sơ bệnh án thuộc phạm vi bí mật nhà nước thì thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. Việc lưu trữ hồ sơ bệnh án được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
...

Theo đó, hồ sơ bệnh án phải được lưu giữ và giữ bí mật theo quy định của pháp luật; trường hợp hồ sơ bệnh án thuộc phạm vi bí mật nhà nước thì thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. Việc lưu trữ hồ sơ bệnh án được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hồ sơ bệnh án

Phạm Thị Hồng

Hồ sơ bệnh án
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hồ sơ bệnh án có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hồ sơ bệnh án
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hồ sơ bệnh án là gì? Những ai được sao chép hồ sơ bệnh án? Lưu giữ và giữ bí mật hồ sơ bệnh án được tiến hành như thế nào?
Pháp luật
Mẫu tóm tắt hồ sơ bệnh án mới nhất? Cách ghi chi tiết bản tóm tắt hồ sơ bệnh án được hướng dẫn như thế nào?
Pháp luật
Mẫu đề nghị cung cấp bản tóm tắt hồ sơ bệnh án, tài liệu liên quan là mẫu nào? Tải mẫu về ở đâu?
Pháp luật
Bác sĩ lập hồ sơ bệnh án không đúng người bệnh thực tế bị xử phạt bao nhiêu? Hồ sơ bệnh án bao gồm những thông tin gì?
Pháp luật
Hồ sơ bệnh án của người bệnh điều trị nội trú được lập bằng giấy và bản điện tử có giá trị pháp lý giống nhau không?
Pháp luật
Hành vi tẩy xóa, sửa chữa hồ sơ bệnh án nhằm làm sai lệch thông tin về khám bệnh, chữa bệnh sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Sinh viên có được mượn hồ sơ bệnh án về nhà khi đang theo học tại các cơ sở đào tạo khám chữa bệnh không?
Pháp luật
Hồ sơ bệnh án được lưu giữ dưới hình thức như thế nào? Khi ghi chép hồ sơ bệnh án phải tuân thủ những quy định gì?
Pháp luật
Vấn đề trích lục hồ sơ bệnh án bệnh nhân tử vong được quy định như thế nào? Trích lục hồ sơ bệnh án bệnh nhân tử vong trái pháp luật có bị xử phạt?
Pháp luật
Trong hoạt động ghi chép hồ sơ bệnh án Bác sỹ không được sử dụng chữ viết tắt trong các tài liệu nào được dùng cung cấp cho người bệnh?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào