Hồ sơ đề nghị tiếp nhận người cao tuổi vào nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội cấp tỉnh quản lý gồm những nội dung gì?
- Hồ sơ đề nghị tiếp nhận người cao tuổi vào nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội cấp tỉnh quản lý gồm những nội dung gì?
- Người cao tuổi thuộc đối tượng nào thì được tiếp nhận vào nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội cấp tỉnh?
- Ai có thẩm quyền quyết định tiếp nhận người cao tuổi vào nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội cấp tỉnh?
Hồ sơ đề nghị tiếp nhận người cao tuổi vào nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội cấp tỉnh quản lý gồm những nội dung gì?
Căn cứ khoản 1 Mục I Quyết định 697/QĐ-LĐTBXH năm 2013 quy định về thủ tục hành chính cấp tỉnh như sau:
Thủ tục hành chính cấp tỉnh
1. Thủ tục tiếp nhận người cao tuổi vào nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội cấp tỉnh quản lý
...
- Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ bao gồm:
+ Đơn của người cao tuổi hoặc gia đình, người thân, người giám hộ.
+ Sơ yếu lý lịch của người cao tuổi (có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã).
+ Biên bản kết luận của Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã.
+ Văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
+ Văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
+ Quyết định tiếp nhận của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
+ Giấy tờ liên quan khác (nếu có).
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: người cao tuổi hoặc gia đình, người thân, người giám hộ người cao tuổi.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Ủy ban nhân dân cấp xã; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
...
Như vậy, theo quy định, hồ sơ đề nghị tiếp nhận người cao tuổi vào nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội cấp tỉnh quản lý gồm những nội dung sau đây:
(1) Đơn của người cao tuổi hoặc gia đình, người thân, người giám hộ.
(2) Sơ yếu lý lịch của người cao tuổi (có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã).
(3) Biên bản kết luận của Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã.
(4) Văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
(5) Văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
(6) Quyết định tiếp nhận của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
(7) Giấy tờ liên quan khác (nếu có).
Hồ sơ đề nghị tiếp nhận người cao tuổi vào nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội cấp tỉnh quản lý gồm những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Người cao tuổi thuộc đối tượng nào thì được tiếp nhận vào nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội cấp tỉnh?
Căn cứ khoản 1 Mục I Quyết định 697/QĐ-LĐTBXH năm 2013 quy định về thủ tục hành chính cấp tỉnh như sau:
Thủ tục hành chính cấp tỉnh
1. Thủ tục tiếp nhận người cao tuổi vào nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội cấp tỉnh quản lý
...
- Lệ phí: Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
+ Người cao tuổi thuộc hộ gia đình nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng những người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hằng tháng.
+ Người từ đủ 80 tuổi trở lên không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, trợ cấp xã hội hằng tháng.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người cao tuổi;
+ Thông tư số 17/2011/TT-BLĐTBXH ngày 19 tháng 5 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định hồ sơ, thủ tục thực hiện trợ cấp xã hội hằng tháng, hỗ trợ chi phí mai táng và tiếp nhận người cao tuổi vào cơ sở bảo trợ xã hội.
...
Như vậy, theo quy định, người cao tuổi nếu thuộc các đối tượng sau thì được tiếp nhận vào nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội cấp tỉnh:
(1) Người cao tuổi thuộc hộ gia đình nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng những người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hằng tháng.
(2) Người từ đủ 80 tuổi trở lên không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, trợ cấp xã hội hằng tháng.
Ai có thẩm quyền quyết định tiếp nhận người cao tuổi vào nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội cấp tỉnh?
Căn cứ khoản 1 Mục I Quyết định 697/QĐ-LĐTBXH năm 2013 quy định về thủ tục hành chính cấp tỉnh như sau:
Thủ tục hành chính cấp tỉnh
1. Thủ tục tiếp nhận người cao tuổi vào nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội cấp tỉnh quản lý
- Trình tự, thời gian thực hiện:
...
+ Bước 3: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do cấp xã gửi, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện văn bản đề nghị Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội do cấp tỉnh quản lý. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm ký văn bản đề nghị Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội do cấp tỉnh quản lý.
+ Bước 4: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị của cấp huyện, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét và quyết định tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội; trường hợp không tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội thì phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
- Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại UBND cấp xã.
...
Như vậy, theo quy định thì Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là người có thẩm quyền xem xét và quyết định tiếp nhận người cao tuổi vào nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội cấp tỉnh.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cơ sở bảo trợ xã hội có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?