Hòa giải, đối thoại tại Tòa án được thực hiện theo nguyên tắc nào? Kinh phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án có do Nhà nước chi trả không?
Hòa giải, đối thoại tại Tòa án được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Theo Điều 3 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định về nguyên tắc hòa giải, đối thoại tại Tòa án như sau:
Nguyên tắc hòa giải, đối thoại tại Tòa án
1. Các bên tham gia hòa giải, đối thoại (sau đây gọi là các bên) phải tự nguyện hòa giải, đối thoại.
2. Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận, thống nhất của các bên; không được ép buộc các bên thỏa thuận, thống nhất trái với ý chí của họ.
3. Bảo đảm bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên.
4. Nội dung thỏa thuận hòa giải, thống nhất đối thoại không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác, không xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
5. Các thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải, đối thoại phải được giữ bí mật theo quy định tại Điều 4 của Luật này.
6. Phương thức hòa giải, đối thoại được tiến hành linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế, đặc điểm của mỗi loại vụ việc.
7. Hòa giải viên tiến hành hòa giải, đối thoại độc lập và tuân theo pháp luật.
8. Tiếng nói và chữ viết dùng trong hòa giải, đối thoại là tiếng Việt. Người tham gia hòa giải, đối thoại có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình; trường hợp này họ có thể tự bố trí hoặc đề nghị Hòa giải viên bố trí phiên dịch cho mình.
Người tham gia hòa giải, đối thoại là người khuyết tật nghe, nói hoặc khuyết tật nhìn có quyền dùng ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật; trường hợp này phải có người biết ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật để dịch lại và họ cũng được coi là người phiên dịch.
9. Bảo đảm bình đẳng giới, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em trong hòa giải, đối thoại.
Theo đó, Hòa giải, đối thoại tại Tòa án được thực hiện theo nguyên tắc được thực hiện theo những nguyên tắc được quy định tại Điều 3 nêu trên.
Trong đó có nguyên tắc tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận, thống nhất của các bên; không được ép buộc các bên thỏa thuận, thống nhất trái với ý chí của họ.
Hòa giải, đối thoại tại Tòa án (Hình từ Internet)
Kinh phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án có do Nhà nước chi trả không?
Căn cứ Điều 6 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định về kinh phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án như sau:
Kinh phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án
1. Nhà nước bảo đảm kinh phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án từ ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Kinh phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án do Chính phủ trình Quốc hội quyết định sau khi thống nhất với Tòa án nhân dân tối cao.
3. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
Theo quy định trên, kinh phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án có do Nhà nước đảm bảo từ ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Và kinh phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án do Chính phủ trình Quốc hội quyết định sau khi thống nhất với Tòa án nhân dân tối cao.
Các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án phải chịu chi phí hòa giải khi nào?
Theo quy định tại Điều 9 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 về chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án như sau:
Chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án
1. Chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án do ngân sách nhà nước bảo đảm, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án phải chịu chi phí trong các trường hợp sau đây:
a) Chi phí hòa giải đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch;
b) Chi phí khi các bên thống nhất lựa chọn địa điểm hòa giải, đối thoại ngoài trụ sở Tòa án; chi phí khi Hòa giải viên xem xét hiện trạng tài sản liên quan đến vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính mà tài sản đó nằm ngoài phạm vi địa giới hành chính của tỉnh nơi Tòa án có thẩm quyền giải quyết có trụ sở;
c) Chi phí phiên dịch tiếng nước ngoài.
3. Chính phủ quy định chi tiết mức thu, trình tự, thủ tục thu, nộp và việc quản lý, sử dụng chi phí quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án phải chịu chi phí hòa giải trong những trường hợp sau:
+ Chi phí hòa giải đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch.
+ Chi phí khi các bên thống nhất lựa chọn địa điểm hòa giải, đối thoại ngoài trụ sở Tòa án; chi phí khi Hòa giải viên xem xét hiện trạng tài sản liên quan đến vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính mà tài sản đó nằm ngoài phạm vi địa giới hành chính của tỉnh nơi Tòa án có thẩm quyền giải quyết có trụ sở.
+ Chi phí phiên dịch tiếng nước ngoài.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đối thoại tại Tòa án có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?
- Người thực hiện vận chuyển bình xịt hơi cay có số lượng lớn qua biên giới có bị phạt tù hay không?