Kinh phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án do cơ quan nào xác định? Cách lập dự toán ngân sách kinh phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án như thế nào?
Kinh phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án do cơ quan nào xác định?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định như sau:
Kinh phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án
1. Nhà nước bảo đảm kinh phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án từ ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Kinh phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án do Chính phủ trình Quốc hội quyết định sau khi thống nhất với Tòa án nhân dân tối cao.
3. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
Như vậy theo quy định trên kinh phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án do Chính phủ trình Quốc hội quyết định sau khi thống nhất với Tòa án nhân dân tối cao.
Cách lập dự toán ngân sách kinh phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 92/2020/TT-BTC quy định như sau:
Lập dự toán, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án
Việc lập, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí thực hiện công tác hòa giải, đối thoại tại Tòa án được thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về kế toán và các văn bản hướng dẫn hiện hành. Thông tư này hướng dẫn thêm như sau:
1. Lập dự toán ngân sách:
Hàng năm, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, Tòa án nhân dân các cấp lập dự toán chi tiết kinh phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án; tổng hợp chung trong dự toán chi hoạt động thường xuyên của cơ quan Tòa án; gửi Tòa án nhân dân tối cao và tổng hợp chung trong dự toán chi thường xuyên gửi Bộ Tài chính để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và giao dự toán ngân sách hàng năm theo quy định. Việc lập dự toán kinh phí thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Việc quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí phục vụ hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về kế toán. Kinh phí phục vụ hoạt động hòa giải đối thoại tại Tòa án được tổng hợp chung trong quyết toán chi thường xuyên hàng năm của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định.
Như vậy theo quy định trên việc lập dự toán ngân sách kinh phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án được thực hiện như sau:
- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, Tòa án nhân dân các cấp lập dự toán chi tiết kinh phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án; tổng hợp chung trong dự toán chi hoạt động thường xuyên của cơ quan Tòa án.
- Sau đó gửi Tòa án nhân dân tối cao và tổng hợp chung trong dự toán chi thường xuyên gửi Bộ Tài chính để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và giao dự toán ngân sách hàng năm theo quy định.
Kinh phí thực hiện hòa giải, đối thoại tại Tòa án được lấy từ nguồn nào?
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 92/2020/TT-BTC quy định như sau:
Kinh phí đảm bảo cho hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án bao gồm nguồn ngân sách nhà nước và nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Trường hợp nào các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án phải chịu chi phí?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 9 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định như sau:
Chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án
1. Chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án do ngân sách nhà nước bảo đảm, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án phải chịu chi phí trong các trường hợp sau đây:
a) Chi phí hòa giải đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch;
b) Chi phí khi các bên thống nhất lựa chọn địa điểm hòa giải, đối thoại ngoài trụ sở Tòa án; chi phí khi Hòa giải viên xem xét hiện trạng tài sản liên quan đến vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính mà tài sản đó nằm ngoài phạm vi địa giới hành chính của tỉnh nơi Tòa án có thẩm quyền giải quyết có trụ sở;
c) Chi phí phiên dịch tiếng nước ngoài.
3. Chính phủ quy định chi tiết mức thu, trình tự, thủ tục thu, nộp và việc quản lý, sử dụng chi phí quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy theo quy định trên chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án do ngân sách nhà nước bảo đảm, trừ các trường hợp sau đây:
- Chi phí hòa giải đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch;
- Chi phí khi các bên thống nhất lựa chọn địa điểm hòa giải, đối thoại ngoài trụ sở Tòa án; chi phí khi Hòa giải viên xem xét hiện trạng tài sản liên quan đến vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính mà tài sản đó nằm ngoài phạm vi địa giới hành chính của tỉnh nơi Tòa án có thẩm quyền giải quyết có trụ sở;
- Chi phí phiên dịch tiếng nước ngoài.
Phạm Thị Kim Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hòa giải có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?