Thành phần phiên hòa giải, đối thoại tại Tòa án có người đại diện không? Người đại diện tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án gồm những ai?
Người đại diện tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án gồm những ai?
Căn cứ theo khoản 8 Điều 2 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định như sau:
Người đại diện bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Như vậy, người đại diện tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Người đại diện tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án (Hình từ Internet)
Thành phần phiên hòa giải, đối thoại tại Tòa án có người đại diện không?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 25 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định như sau:
Thành phần phiên hòa giải, đối thoại tại Tòa án
1. Thành phần phiên hòa giải, đối thoại gồm có:
a) Hòa giải viên;
b) Các bên, người đại diện, người phiên dịch;
c) Người được mời tham gia hòa giải, đối thoại trong trường hợp cần thiết.
2. Các bên có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia hòa giải, đối thoại; đồng thời phải thông báo bằng văn bản về họ, tên, địa chỉ của người đại diện cho bên kia và Hòa giải viên biết. Đối với hòa giải việc ly hôn, các bên trong quan hệ vợ, chồng phải trực tiếp tham gia hòa giải.
Quyền và nghĩa vụ của người đại diện của các bên được xác định theo quy định của Bộ luật Dân sự.
3. Người bị kiện trong khiếu kiện hành chính có thể ủy quyền cho người đại diện tham gia đối thoại. Người đại diện theo ủy quyền phải có đầy đủ thẩm quyền để giải quyết khiếu kiện.
Theo đó, thành phần phiên hòa giải, đối thoại tại Tòa án gồm:
- Hòa giải viên;
- Các bên, người đại diện, người phiên dịch;
- Người được mời tham gia hòa giải, đối thoại trong trường hợp cần thiết.
Như vậy, thành phần phiên hòa giải, đối thoại tại Tòa án có người đại diện của các bên.
Phiên hòa giải, đối thoại tại Tòa án được thực hiện theo trình tự như thế nào?
Căn cứ theo Điều 26 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định như sau:
Trình tự phiên hòa giải, đối thoại tại Tòa án
1. Hòa giải viên giới thiệu thành phần tham gia phiên hòa giải, đối thoại; trình bày nội dung cần hòa giải, đối thoại; diễn biến quá trình chuẩn bị hòa giải, đối thoại; phổ biến quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính, phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành, đối thoại thành.
2. Người khởi kiện, người yêu cầu hoặc người đại diện của họ trình bày nội dung yêu cầu, khởi kiện; đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, đối thoại và hướng giải quyết tranh chấp, khiếu kiện.
3. Người bị kiện hoặc người đại diện của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện, người yêu cầu; đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, đối thoại; hướng giải quyết tranh chấp, khiếu kiện.
4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc người đại diện của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện, người yêu cầu, người bị kiện; đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, đối thoại; hướng giải quyết tranh chấp, khiếu kiện.
5. Người được mòi tham gia hòa giải, đối thoại phát biểu ý kiến.
6. Hòa giải viên thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 23 của Luật này để hỗ trợ các bên trao đổi ý kiến, trình bày bổ sung về những nội dung chưa rõ và đi đến thỏa thuận, thống nhất việc giải quyết tranh chấp, khiếu kiện.
7. Hòa giải viên tóm tắt những vấn đề các bên đã thỏa thuận, thống nhất hoặc chưa thỏa thuận, thống nhất.
Như vậy, phiên hòa giải, đối thoại tại Tòa án được thực hiện theo trình tự như sau:
- Hòa giải viên giới thiệu thành phần tham gia phiên hòa giải, đối thoại; trình bày nội dung cần hòa giải, đối thoại; diễn biến quá trình chuẩn bị hòa giải, đối thoại; phổ biến quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính, phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành, đối thoại thành.
- Người khởi kiện, người yêu cầu hoặc người đại diện của họ trình bày nội dung yêu cầu, khởi kiện; đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, đối thoại và hướng giải quyết tranh chấp, khiếu kiện.
- Người bị kiện hoặc người đại diện của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện, người yêu cầu; đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, đối thoại; hướng giải quyết tranh chấp, khiếu kiện.
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc người đại diện của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện, người yêu cầu, người bị kiện; đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, đối thoại; hướng giải quyết tranh chấp, khiếu kiện.
- Người được mòi tham gia hòa giải, đối thoại phát biểu ý kiến.
- Hòa giải viên thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 23 của Luật này để hỗ trợ các bên trao đổi ý kiến, trình bày bổ sung về những nội dung chưa rõ và đi đến thỏa thuận, thống nhất việc giải quyết tranh chấp, khiếu kiện.
- Hòa giải viên tóm tắt những vấn đề các bên đã thỏa thuận, thống nhất hoặc chưa thỏa thuận, thống nhất.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đối thoại tại Tòa án có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viên chức Bộ Tư pháp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong bao nhiêu năm thì bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc?
- Mẫu phiếu đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước? Cách chấm điểm tiêu chí đánh giá?
- Đối tượng được hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp khi bị thu hồi đất theo Luật Đất đai mới?
- Mẫu bảng tổng hợp kết quả đánh giá của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn sử dụng trong đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non?
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?