Nhận biết trạm dừng nghỉ là tài sản hạ tầng giao thông đường bộ dựa trên tiêu chuẩn nào? Nâng cấp trạm dừng nghỉ thì có làm thay đổi nguyên giá trạm dừng nghỉ không?
Tài sản hạ tầng giao thông đường bộ bao gồm những công trình gì?
Theo Điều 4 Nghị định 33/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
1. Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (bao gồm đất gắn với tài sản) gồm:
a) Đường và các công trình phụ trợ gắn liền với đường;
b) Cầu đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với cầu đường bộ;
c) Hầm đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với hầm đường bộ;
d) Bến phà đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với bến phà đường bộ; cầu phao và công trình phụ trợ;
đ) Trạm kiểm tra tải trọng xe;
e) Trạm thu phí đường bộ;
g) Bến xe;
h) Bãi đỗ xe;
i) Nhà hạt quản lý đường bộ;
k) Trạm dừng nghỉ;
l) Kho bảo quản vật tư dự phòng;
m) Trung tâm quản lý và giám sát giao thông (Trung tâm ITS);
n) Phần đất hành lang an toàn đường bộ đã được bồi thường, giải phóng mặt bằng;
o) Trung tâm cứu hộ, cứu nạn giao thông đường bộ;
p) Các công trình giao thông đường bộ khác theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ.
2. Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ quy định tại khoản 1 Điều này có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia được xác định theo quy định của pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
Theo đó, tài sản hạ tầng giao thông đường bộ bao gồm những công trình nêu trên.
Ngoài ra, trạm dừng nghỉ thuộc một trong những tài sản hạ tầng giao thông đường bộ.
Lưu ý: Tài sản hạ tầng giao thông đường bộ có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia được xác định theo quy định của pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
Tài sản hạ tầng giao thông đường bộ (Hình từ Internet)
Nhận biết trạm dừng nghỉ là tài sản hạ tầng giao thông đường bộ dựa trên tiêu chuẩn nào?
Theo Điều 3 Thông tư 35/2022/TT-BTC quy định như sau:
Tiêu chuẩn nhận biết tài sản hạ tầng giao thông đường bộ
1. Tài sản hạ tầng giao thông đường bộ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, o và p khoản 1 Điều 4 Nghị định số 33/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (sau đây gọi là Nghị định số 33/2019/NĐ-CP) có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, thỏa mãn đồng thời cả 02 tiêu chuẩn dưới đây là tài sản cố định:
a) Có thời gian sử dụng từ 01 năm trở lên;
b) Có nguyên giá từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.
2. Trường hợp một hệ thống tài sản hạ tầng giao thông đường bộ được giao cho nhiều cơ quan quản lý thì phần tài sản được giao cho từng cơ quan thỏa mãn đồng thời 02 tiêu chuẩn quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này là một tài sản cố định.
Theo đó, trạm dừng nghỉ có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, thỏa mãn đồng thời cả 02 tiêu chuẩn dưới đây là tài sản cố định:
- Có thời gian sử dụng từ 01 năm trở lên;
- Có nguyên giá từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.
Nâng cấp trạm dừng nghỉ thì có làm thay đổi nguyên giá trạm dừng nghỉ không?
Theo điểm b khoản 2 Điều 5 Thông tư 35/2022/TT-BTC quy định như sau:
Xác định nguyên giá tài sản hạ tầng giao thông đường bộ
…
2. Nguyên giá tài sản hạ tầng giao thông đường bộ được thay đổi trong các trường hợp sau:
a) Đánh giá lại giá trị tài sản theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền;
b) Thực hiện nâng cấp, mở rộng tài sản theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt;
c) Lắp đặt thêm hoặc tháo dỡ một hay một số bộ phận của tài sản;
d) Bị mất một phần hoặc hư hỏng nghiêm trọng do thiên tai, sự cố bất khả kháng hoặc những tác động đột xuất khác trừ trường hợp tài sản đã được khắc phục sự cố theo quy định pháp luật về bảo trì đường bộ và trường hợp xử lý tài sản theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 33/2019/NĐ-CP.
3. Khi phát sinh việc thay đổi nguyên giá tài sản hạ tầng giao thông đường bộ, cơ quan được giao quản lý tài sản thực hiện lập Biên bản ghi rõ căn cứ thay đổi nguyên giá và xác định lại chỉ tiêu nguyên giá tài sản. Việc xác định các chỉ tiêu giá trị còn lại, hao mòn lũy kế, thời gian sử dụng còn lại thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư này để tính hao mòn tài sản (nếu có) làm cơ sở điều chỉnh sổ kế toán và thực hiện kế toán tài sản vào ngày 31 tháng 12 của năm đó theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư này.
Theo đó, căn cứ trên quy định việc thực hiện nâng cấp, mở rộng trạm dừng nghỉ theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt sẽ làm thay đổi nguyên giá tài sản hạ tầng giao thông đường bộ.
Lưu ý:
- Khi phát sinh việc thay đổi nguyên giá tài sản hạ tầng giao thông đường bộ, cơ quan được giao quản lý tài sản thực hiện lập Biên bản ghi rõ căn cứ thay đổi nguyên giá và xác định lại chỉ tiêu nguyên giá tài sản.
- Việc xác định các chỉ tiêu giá trị còn lại, hao mòn lũy kế, thời gian sử dụng còn lại thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 35/2022/TT-BTC để tính hao mòn tài sản (nếu có) làm cơ sở điều chỉnh sổ kế toán và thực hiện kế toán tài sản vào ngày 31 tháng 12 của năm đó theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 35/2022/TT-BTC.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tài sản hạ tầng giao thông đường bộ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?
- Sự ra đời của Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc? Thời gian tổ chức Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11?
- Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt khi kinh doanh gôn là bao nhiêu? Xác định số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp khi kinh doanh gôn?
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?
- Hóa đơn bán hàng là gì? Trường hợp nào được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn bán hàng?