Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ về nguồn lực thực hiện có nằm trong kế hoạch quy hoạch mạng lưới đường bộ không?
- Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ về nguồn lực thực hiện có nằm trong kế hoạch quy hoạch mạng lưới đường bộ không?
- Hành vi phá hoại các thiết bị khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Cơ quan có thẩm quyền Khi nhận được tin báo về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bị phá hoại phải làm sao?
Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ về nguồn lực thực hiện có nằm trong kế hoạch quy hoạch mạng lưới đường bộ không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Giao thông đường bộ 2008, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 như sau:
Quy hoạch mạng lưới đường bộ
1. Quy hoạch mạng lưới đường bộ là quy hoạch ngành quốc gia, bao gồm hệ thống đường quốc lộ và đường cao tốc, làm cơ sở để định hướng phát triển mạng lưới giao thông, xác định nguồn lực thực hiện trong quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn.
2. Việc lập quy hoạch mạng lưới đường bộ phải tuân thủ quy định của pháp luật về quy hoạch và bảo đảm kết nối vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác.
3. Bộ Giao thông vận tải tổ chức lập quy hoạch mạng lưới đường bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập phương án phát triển mạng lưới đường bộ trong quy hoạch tỉnh căn cứ vào quy hoạch mạng lưới đường bộ, quy hoạch vùng.
Theo đó, quy hoạch mạng lưới đường bộ là quy hoạch ngành quốc gia, bao gồm hệ thống đường quốc lộ và đường cao tốc, làm cơ sở để định hướng phát triển mạng lưới giao thông, xác định nguồn lực thực hiện trong quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn.
Như vậy, việc xác định nguồn lực thực hiện trong quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sẽ nằm trong quy trình quy hoạch mạng lưới đường bộ.
Kết cấu hạ tầng giao thông (Hình từ Internet)
Hành vi phá hoại các thiết bị khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có bị pháp luật nghiêm cấm không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Phá hoại đường, cầu, hầm, bến phà đường bộ, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, gương cầu, dải phân cách, hệ thống thoát nước và các công trình, thiết bị khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
2. Đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt, để chướng ngại vật trái phép trên đường; đặt, rải vật nhọn, đổ chất gây trơn trên đường; để trái phép vật liệu, phế thải, thải rác ra đường; mở đường, đấu nối trái phép vào đường chính; lấn, chiếm hoặc sử dụng trái phép đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ; tự ý tháo mở nắp cống, tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ.
3. Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép.
4. Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tham gia giao thông đường bộ.
5. Thay đổi tổng thành, linh kiện, phụ kiện xe cơ giới để tạm thời đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của xe khi đi kiểm định.
6. Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng.
7. Điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy.
Theo đó, trong các hành vi bị nghiêm cấm có việc phá hoại đường, cầu, hầm, bến phà đường bộ, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, gương cầu, dải phân cách, hệ thống thoát nước và các công trình, thiết bị khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Như vậy, nếu cá nhân hay tổ chức hay bất kỳ ai phá hoại thiết bị khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đều vi phạm điều cấm của luật.
Cơ quan có thẩm quyền Khi nhận được tin báo về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bị phá hoại phải làm sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 52 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:
Bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
1. Bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm hoạt động bảo đảm an toàn và tuổi thọ của công trình đường bộ, biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi xâm phạm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ, phần trên không, phần dưới mặt đất, phần dưới mặt nước có liên quan đến an toàn công trình và an toàn giao thông đường bộ.
2. Tổ chức, cá nhân được phép xây dựng, cải tạo, mở rộng, bảo trì công trình và tiến hành hoạt động khác trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Đơn vị quản lý công trình đường bộ có trách nhiệm bảo đảm an toàn kỹ thuật của công trình, liên đới chịu trách nhiệm đối với tai nạn giao thông xảy ra do chất lượng quản lý, bảo trì công trình; trường hợp phát hiện công trình bị hư hỏng hoặc có nguy cơ gây mất an toàn giao thông thì phải xử lý, sửa chữa kịp thời, có biện pháp phòng, chống và khắc phục kịp thời hậu quả do thiên tai gây ra đối với công trình đường bộ.
4. Trách nhiệm bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ quy định như sau:
a) Bộ Giao thông vận tải tổ chức và hướng dẫn thực hiện việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
b) Bộ Công an chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng công an kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo thẩm quyền;
c) Uỷ ban nhân dân các cấp tổ chức bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong phạm vi địa phương; bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật;
d) Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
đ) Chính phủ quy định việc phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
5. Người nào phát hiện công trình đường bộ bị hư hỏng hoặc bị xâm hại, hành lang an toàn đường bộ bị lấn chiếm phải kịp thời báo cho Uỷ ban nhân dân, cơ quan quản lý đường bộ hoặc cơ quan công an nơi gần nhất để xử lý; trường hợp cần thiết có biện pháp báo hiệu ngay cho người tham gia giao thông biết. Khi nhận được tin báo, cơ quan có trách nhiệm phải nhanh chóng thực hiện các biện pháp khắc phục để bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.
Theo đó, khi nhận được tin báo, cơ quan có trách nhiệm phải nhanh chóng thực hiện các biện pháp khắc phục để bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.
Như vậy, trách nhiệm của các cơ quan đơn vị có trách nhiệm khi nhận được tin báo về việc phá hoại kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thì phải nhanh chóng thực hiện các biện pháp khắc phục để bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.
Xem văn bản hợp nhất các quy định được sửa đổi bổ sung nêu trên tại Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Giao thông đường bộ do Văn phòng Quốc hội ban hành. (Lưu ý văn bản hợp nhất không phải là văn bản quy phạm pháp luật, không được dùng làm căn cứ).
Lê Đình Khôi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tài sản hạ tầng giao thông đường bộ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư chuyển sang hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư có được nộp bổ sung chứng từ?
- Hợp đồng chìa khóa trao tay có phải là hợp đồng xây dựng không? Nội dung của hợp đồng chìa khóa trao tay gồm những gì?
- Trường hợp nào thì tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay? Đình chỉ thực hiện chuyến bay như thế nào?
- Mẫu tờ trình đề nghị giải thể cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?
- Công chức quản lý thuế có bao gồm công chức hải quan? Nghiêm cấm công chức hải quan bao che, thông đồng để gian lận thuế?