Quy trình tiếp nhận yêu cầu tư vấn pháp luật của Công đoàn được thực hiện theo những bước nào? Đối tượng nào được yêu cầu tư vấn pháp luật miễn phí?
Đối tượng tư vấn pháp luật của Công đoàn gồm những người nào?
Căn cứ Điều 2 Quy định về tổ chức và hoạt động tư vấn pháp luật của Công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 655/QĐ-TLĐ năm 2014 quy định đối tượng tư vấn pháp luật của Công đoàn như sau:
Đối tượng tư vấn pháp luật của Công đoàn
1. Đoàn viên công đoàn;
2. Người lao động; người nghèo, đối tượng chính sách được Nhà nước trợ giúp pháp lý miễn phí;
3. Tổ chức công đoàn;
4. Đối tượng khác có nhu cầu.
Như vậy, theo quy định thì đối tượng tư vấn pháp luật của Công đoàn bao gồm:
(1) Đoàn viên công đoàn;
(2) Người lao động; người nghèo, đối tượng chính sách được Nhà nước trợ giúp pháp lý miễn phí;
(3) Tổ chức công đoàn;
(4) Đối tượng khác có nhu cầu.
Đối tượng tư vấn pháp luật của Công đoàn gồm những người nào? (Hình từ Internet)
Những đối tượng nào được yêu cầu công đoàn tư vấn pháp luật miễn phí?
Căn cứ Điều 3 Quy định về tổ chức và hoạt động tư vấn pháp luật của Công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 655/QĐ-TLĐ năm 2014 quy định về việc tư vấn pháp luật miễn phí như sau:
Tư vấn pháp luật miễn phí
Đoàn viên Công đoàn, người nghèo, đối tượng chính sách hưởng trợ giúp pháp lý miễn phí theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý; được yêu cầu, đề nghị công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên tư vấn pháp luật miễn phí theo quy định tại Điều 18 Luật Công đoàn, Điều 3 Điều lệ công đoàn Việt Nam. Điều 10 Nghị định 77/2008/NĐ-CP.
Như vậy, theo quy định, những đối tượng được yêu cầu, đề nghị công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên tư vấn pháp luật miễn phí bao gồm:
(1) Đoàn viên công đoàn;
(2) Người nghèo, đối tượng chính sách được Nhà nước trợ giúp pháp lý miễn phí;
Quy trình tiếp nhận yêu cầu tư vấn pháp luật của Công đoàn được thực hiện theo những bước nào?
Căn cứ Điều 14 Quy định về tổ chức và hoạt động tư vấn pháp luật của Công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 655/QĐ-TLĐ năm 2014 quy định về tiếp nhận yêu cầu tư vấn pháp luật như sau:
Tiếp nhận yêu cầu tư vấn pháp luật.
1. Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra các giấy tờ liên quan đến điều kiện và nội dung yêu cầu tư vấn. Trường hợp xét thấy nội dung yêu cầu tư vấn đơn giản, cụ thể, rõ ràng, có thể tiến hành tư vấn ngay cho đối tượng được tư vấn;
2. Hướng dẫn, yêu cầu đối tượng được tư vấn bổ sung hồ sơ đề nghị tư vấn còn thiếu các giấy tờ, tài liệu, chứng cứ có liên quan;
3. Viết giấy biên nhận hồ sơ nếu đối tượng được tư vấn có yêu cầu, viết phiếu hẹn trả lời kết quả tư vấn ;
4. Phân loại vụ việc tư vấn theo nội dung yêu cầu tư vấn để xác định hình thức, phương pháp tư vấn phù hợp.
Như vậy, theo quy định, việc tiếp nhận yêu cầu tư vấn pháp luật của Công đoàn được thực hiện theo quy trình sau đây:
(1) Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra các giấy tờ liên quan đến điều kiện và nội dung yêu cầu tư vấn. Trường hợp xét thấy nội dung yêu cầu tư vấn đơn giản, cụ thể, rõ ràng, có thể tiến hành tư vấn ngay cho đối tượng được tư vấn;
(2) Hướng dẫn, yêu cầu đối tượng được tư vấn bổ sung hồ sơ đề nghị tư vấn còn thiếu các giấy tờ, tài liệu, chứng cứ có liên quan;
(3) Viết giấy biên nhận hồ sơ nếu đối tượng được tư vấn có yêu cầu, viết phiếu hẹn trả lời kết quả tư vấn ;
(4) Phân loại vụ việc tư vấn theo nội dung yêu cầu tư vấn để xác định hình thức, phương pháp tư vấn phù hợp.
Đối tượng được tư vấn pháp luật của Công đoàn có những quyền hạn gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 19 Quy định về tổ chức và hoạt động tư vấn pháp luật của Công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 655/QĐ-TLĐ năm 2014 quy định quyền và trách nhiệm của đối tượng được tư vấn pháp luật như sau:
Quyền và trách nhiệm của đối tượng được tư vấn pháp luật
1. Quyền hạn:
a) Được tư vấn pháp luật theo quy định của Tổng Liên đoàn; tự mình hoặc ủy quyền cho người khác đề nghị tư vấn pháp luật;
b) Được giữ bí mật về nội dung tư vấn pháp luật khi có yêu cầu và được thông báo về kết quả tư vấn;
c) Được khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật đối với các hành vi gây phiền hà, cản trở hoặc hành vi vi phạm khác của người thực hiện tư vấn.
2. Trách nhiệm:
a) Xuất trình thẻ đoàn viên công đoàn hoặc giấy tờ xác nhận khác thuộc đối tượng được tư vấn pháp luật của Công đoàn;
b) Cung cấp đầy đủ, trung thực những thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung yêu cầu tư vấn pháp luật và chịu trách nhiệm về tính xác thực của những thông tin, tài liệu đó;
c) Chấp hành nội quy, quy định của cơ quan, tổ chức tư vấn pháp luật.
Như vậy, theo quy định, đối tượng được tư vấn pháp luật của Công đoàn có những quyền hạn sau đây:
(1) Được tư vấn pháp luật theo quy định của Tổng Liên đoàn; tự mình hoặc ủy quyền cho người khác đề nghị tư vấn pháp luật;
(2) Được giữ bí mật về nội dung tư vấn pháp luật khi có yêu cầu và được thông báo về kết quả tư vấn;
(3) Được khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật đối với các hành vi gây phiền hà, cản trở hoặc hành vi vi phạm khác của người thực hiện tư vấn.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tư vấn pháp luật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?