Tài sản của quỹ từ thiện giải thể được xác lập quyền sở hữu toàn dân trong trường hợp nào? Thủ tục xác lập ra sao?
Tài sản của quỹ từ thiện bị giải thể được xác lập quyền sở hữu toàn dân trong trường hợp nào?
Tại Điều 3 Nghị định 29/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
Tài sản thuộc đối tượng được xác lập quyền sở hữu toàn dân
1. Tài sản bị tịch thu theo quy định của pháp luật gồm:
a) Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu.
b) Vật chứng vụ án, tài sản khác bị tịch thu theo quy định của pháp luật về hình sự, pháp luật về tố tụng hình sự.
2. Tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy, tài sản không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước theo quy định của Bộ luật dân sự; hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan, gồm:
a) Bất động sản vô chủ hoặc không xác định được chủ sở hữu được xác lập quyền sở hữu toàn dân (sau đây gọi là bất động sản vô chủ).
b) Tài sản bị đánh rơi, bỏ quên không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận được xác lập quyền sở hữu toàn dân (sau đây gọi là tài sản bị đánh rơi, bỏ quên).
c) Tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được phát hiện hoặc tìm thấy thuộc đất liền, các hải đảo và vùng biển Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán mà tại thời điểm phát hiện hoặc tìm thấy không có hoặc không xác định được chủ sở hữu theo quy định của pháp luật (sau đây gọi là tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm).
d) Tài sản là di sản không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có người thừa kế nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản hoặc hết thời hiệu yêu cầu chia di sản kể từ thời điểm mở thừa kế mà không có người chiếm hữu theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi là di sản không người thừa kế).
đ) Tài sản là hàng hóa tồn đọng được lưu giữ tại khu vực cảng, kho, bãi thuộc địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan (sau đây gọi là hàng hóa tồn đọng).
3. Tài sản của quỹ xã hội, tài sản của quỹ từ thiện bị giải thể nhưng không có quỹ khác có cùng Mục đích hoạt động nhận tài sản chuyển giao hoặc bị giải thể do hoạt động vi phạm Điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thuộc về Nhà nước theo quy định của Bộ luật dân sự (sau đây gọi là tài sản của quỹ bị giải thể).
...
Theo đó tài sản của quỹ từ thiện bị giải thể được xác lập quyền sở hữu toàn dân trong trường hợp không có quỹ khác có cùng mục đích hoạt động nhận tài sản chuyển giao hoặc bị giải thể do hoạt động vi phạm Điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thuộc về Nhà nước theo quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành.
Tài sản của quỹ từ thiện giải thể được xác lập quyền sở hữu toàn dân trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Đơn vị nào chủ trì quản lý tài sản quỹ từ thiện bị giải thể được xác lập quyền sở hữu toàn dân?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 5 Nghị định 29/2018/NĐ-CP có quy định đối với tài sản của quỹ bị giải thể được xác lập quyền sở hữu toàn dân thì cơ quan chủ trì quản lý là:
- Sở Tài chính là đơn vị chủ trì quản lý tài sản đối với tài sản của quỹ xã hội, tài sản của quỹ từ thiện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được ủy quyền quyết định giải thể.
- Cơ quan trình Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành quyết định giải thể là đơn vị chủ trì quản lý tài sản đối với tài sản của quỹ xã hội, tài sản của quỹ từ thiện do Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định giải thể.
Thủ tục thực hiện xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản quỹ từ thiện bị giải thể ra sao?
Tại Điều 13 Nghị định 19/2018/NĐ-CP có hướng dẫn về thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản quỹ từ thiện bị giải thể như sau:
Trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản của quỹ bị giải thể
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định giải thể Quỹ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đơn vị chủ trì quản lý tài sản quy định tại Khoản 6 Điều 5 Nghị định này có trách nhiệm lập 01 bộ hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quy định tại Khoản 4 và điểm d Khoản 6 Điều 7 Nghị định này quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản của quỹ bị giải thể. Hồ sơ gồm:
a) Tờ trình xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản: 01 bản chính.
b) Bảng kê chủng loại, số lượng (khối lượng), giá trị, tình trạng tài sản: 01 bản chính.
c) Quyết định giải thể của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: 01 bản sao.
d) Tài liệu khác chứng minh quyền tài sản (nếu có): 01 bản sao.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Khoản 4 Điều 7 và điểm d Khoản 6 Điều 7 Nghị định này ban hành Quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản theo Mẫu số 01-QĐXL tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
Chiếu theo quy định trên thì khoản 4 Điều 7 và điểm d khoản 6 Điều 7 Nghị định 19/2018/NĐ-CP có nội dung như sau:
Thẩm quyền xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản
...
4. Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản đối với tài sản của quỹ xã hội, tài sản của quỹ từ thiện do Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định giải thể.
...
6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản đối với:
d) Tài sản của quỹ xã hội, tài sản của quỹ từ thiện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giải thể hoặc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giải thể theo ủy quyền.
...
Ngô Diễm Quỳnh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quyền sở hữu toàn dân có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?
- Sự ra đời của Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc? Thời gian tổ chức Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11?
- Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt khi kinh doanh gôn là bao nhiêu? Xác định số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp khi kinh doanh gôn?
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?