Tập đoàn Dệt May Việt Nam có phải công ty thuộc sở hữu của Nhà nước không? Mục tiêu hoạt động của Tập đoàn Dệt May Việt Nam là gì?
Tập đoàn Dệt May Việt Nam có phải công ty thuộc sở hữu của Nhà nước không?
Theo quy định tại Điều 6 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dệt May Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 118/2013/NĐ-CP về chủ sở hữu của VINATEX như sau:
Chủ sở hữu của VINATEX
Nhà nước là chủ sở hữu của VINATEX. Chính phủ thống nhất quản lý và thực hiện chức năng của chủ sở hữu đối với VINATEX.
Bộ Công Thương là cấp trên trực tiếp của Hội đồng thành viên VINATEX, thực hiện các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với VINATEX theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, Tập đoàn Dệt May Việt Nam là công ty thuộc sở hữu của Nhà nước.
Và Chính phủ thống nhất quản lý và thực hiện chức năng của chủ sở hữu đối với Tập đoàn Dệt May Việt Nam.
Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Hình từ Internet)
Mục tiêu hoạt động của Tập đoàn Dệt May Việt Nam là gì?
Theo khoản 1 Điều 4 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dệt May Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 118/2013/NĐ-CP quy định về mục tiêu hoạt động như sau:
Mục tiêu và ngành, nghề kinh doanh
1. Mục tiêu hoạt động:
a) Kinh doanh có lãi; bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước đầu tư tại VINATEX và vốn của VINATEX đầu tư tại các doanh nghiệp khác; hoàn thành các nhiệm vụ khác do Nhà nước giao.
b) Tối đa hóa hiệu quả hoạt động của Tập đoàn.
c) Phát triển thành tập đoàn kinh tế có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hóa cao; bảo đảm VINATEX có cơ cấu hợp lý, tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu sản phẩm dệt may thời trang; hình thành chuỗi cung ứng sợi - dệt - nhuộm hoàn tất - may; nâng cao giá trị gia tăng trong sản phẩm dệt may, hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của VINATEX, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
...
Theo đó, Tập đoàn Dệt May Việt Nam có những mục tiêu hoạt động được quy định tại khoản 1 Điều 4 nêu trên.
Trong đó mục tiêu hoạt động của Tập đoàn Dệt May Việt Nam là kinh doanh có lãi; bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước đầu tư tại VINATEX và vốn của VINATEX đầu tư tại các doanh nghiệp khác; hoàn thành các nhiệm vụ khác do Nhà nước giao.
Tập đoàn Dệt May Việt Nam kinh doanh những ngành, nghề nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dệt May Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 118/2013/NĐ-CP quy định về ngành, nghề kinh doanh như sau:
Mục tiêu và ngành, nghề kinh doanh
...
2. Ngành, nghề kinh doanh:
a) Ngành, nghề kinh doanh chính: Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu sản phẩm dệt may thời trang.
b) Ngành, nghề kinh doanh có liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính:
- Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng, hóa chất, thuốc nhuộm, thiết bị phụ tùng ngành dệt may thời trang;
- Đào tạo nghề, quản lý doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ;
- Giám định, kiểm nghiệm, kiểm tra chất lượng sản phẩm và nguyên phụ liệu dệt may, giống bông; đầu tư và kinh doanh cơ sở hạ tầng dệt may, khu công nghiệp dệt may, xử lý môi trường, siêu thị; tư vấn, thiết kế, lập các dự án đầu tư trong lĩnh vực dệt may, môi trường;
- Đầu tư ra nước ngoài; làm đại diện cho các công ty nước ngoài tại Việt Nam trong lĩnh vực dệt may.
c) Các ngành, nghề kinh doanh do VINATEX đang đầu tư vốn kinh doanh không thuộc Điểm a, b Khoản 2 Điều này, VINATEX thực hiện việc nắm giữ vốn, thoái vốn theo nội dung và lộ trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
d) Tùy từng thời điểm và tình hình sản xuất, kinh doanh, VINATEX có thể bổ sung các ngành, nghề kinh doanh khác mà pháp luật không cấm sau khi được chủ sở hữu nhà nước chấp thuận.
Như vậy, ngành nghề kinh doanh chính của Tập đoàn Dệt May Việt Nam là sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu sản phẩm dệt may thời trang.
Ngoài ra, Tập đoàn Dệt May Việt Nam còn kinh doanh những ngành, nghề kinh doanh có liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính được quy định cụ thể tại điểm b khoản 2 Điều 4 nêu trên.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tập đoàn Dệt May Việt Nam có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?