Trong Tập đoàn Dệt May Việt Nam, ai là người có quyền chi trả tiền lương cho Kiểm sát viên của Tập đoàn?
Nhiệm vụ của Kiểm sát viên của Tập đoàn Dệt May Việt Nam là gì?
Theo Điều 33 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dệt May Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 118/2013/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ của Kiểm soát viên như sau:
Nhiệm vụ của Kiểm soát viên
1. Kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc trong tổ chức thực hiện quyền chủ sở hữu, trong quản lý điều hành công việc kinh doanh tại VINATEX, bao gồm các nội dung sau đây:
a) Việc tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản đối với VINATEX; việc thành lập mới công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; việc góp, nắm giữ, tăng, giảm vốn của VINATEX vào công ty khác; việc thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc khác; việc tiếp nhận doanh nghiệp tự nguyện tham gia làm công ty con, công ty liên kết;
b) Việc triển khai thực hiện Điều lệ của VINATEX;
...
2. Thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo đánh giá công tác quản lý và các báo cáo khác trước khi trình chủ sở hữu VINATEX hoặc các cơ quan nhà nước có liên quan; trình chủ sở hữu VINATEX báo cáo thẩm định.
Kiểm soát viên tài chính của VINATEX có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Kiểm soát viên chuyên ngành thẩm định báo cáo tài chính và kiểm soát các nội dung quy định tại Điểm d, đ, g Khoản 1 Điều này.
3. Kiến nghị chủ sở hữu VINATEX các giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành công việc kinh doanh của VINATEX.
4. Các nhiệm vụ khác quy định tại Điều lệ này hoặc theo yêu cầu quyết định của chủ sở hữu VINATEX.
Theo đó, Kiểm sát viên của Tập đoàn Dệt May Việt Nam có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 33 nêu trên.
Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Hình từ Internet)
Kiểm sát viên của Tập đoàn Dệt May Việt Nam có những quyền hạn nào?
Căn cứ Điều 34 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dệt May Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 118/2013/NĐ-CP quy định về quyền hạn của Kiểm soát viên như sau:
Quyền hạn của Kiểm soát viên
1. Kiểm soát viên có quyền yêu cầu cung cấp bất kỳ hồ sơ, tài liệu nào của VINATEX tại trụ sở chính hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của VINATEX để nghiên cứu, xem xét phục vụ thực hiện nhiệm vụ theo quy định. Trong trường hợp cần thiết phải xem xét hồ sơ, tài liệu của công ty con, công ty liên kết thì Kiểm soát viên phối hợp với Người đại diện phần vốn của VINATEX tại công ty con, công ty liên kết sau khi được sự chấp thuận của chủ sở hữu.
2. Kiểm soát viên được cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu, báo cáo về các nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc có liên quan đến việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của VINATEX và thực hiện các nhiệm vụ khác do chủ sở hữu giao.
3. Kiểm soát viên được tham dự các cuộc họp giao ban, họp Hội đồng thành viên, họp Ban Tổng giám đốc, họp chuyên đề có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của Kiểm soát viên tại VINATEX. Kiểm soát viên tham dự các cuộc họp có quyền phát biểu nhưng không có quyền biểu quyết, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 75 Luật doanh nghiệp.
4. Kiểm soát viên được sử dụng con dấu của VINATEX cho các văn bản, hồ sơ, tài liệu thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm soát viên. VINATEX phối hợp với Kiểm soát viên xây dựng quy chế sử dụng con dấu bảo đảm phù hợp với quy định pháp luật.
5. Kiểm soát viên được đào tạo nghiệp vụ kiểm soát. Trường hợp cần thiết, Kiểm soát viên được quyền yêu cầu tư vấn của các chuyên gia, tổ chức chuyên ngành để phục vụ công tác của Kiểm soát viên sau khi được sự đồng ý bằng văn bản của chủ sở hữu. Chi phí thuê chuyên gia, tổ chức chuyên ngành và chi phí hoạt động khác của Kiểm soát viên thực hiện theo khung mức chi do chủ sở hữu quyết định cụ thể tại Quy chế hoạt động của Kiểm soát viên VINATEX và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của VINATEX theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Kiểm sát viên của Tập đoàn Dệt May Việt Nam có những quyền hạn được quy định tại Điều 34 nêu trên.
Trong Tập đoàn Dệt May Việt Nam, ai là người có quyền chi trả tiền lương cho Kiểm sát viên của Tập đoàn?
Theo quy định tại Điều 36 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dệt May Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 118/2013/NĐ-CP về tiền lương, thù lao và lợi ích khác của Kiểm soát viên như sau:
Tiền lương, thù lao và lợi ích khác của Kiểm soát viên
1. Kiểm soát viên được hưởng tiền lương, thù lao và lợi ích khác theo kết quả hoạt động kiểm soát, kết quả và hiệu quả kinh doanh của VINATEX.
2. Chủ sở hữu quyết định mức và chi trả tiền lương, thù lao và lợi ích khác của Kiểm soát viên và Kiểm soát viên phụ trách chung căn cứ vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ và quy định của pháp luật.
Bộ Tài chính quyết định trả tiền lương, thù lao và lợi ích khác của Kiểm soát viên tài chính; Bộ Công Thương quyết định trả tiền lương, thù lao và lợi ích khác của Kiểm soát viên chuyên ngành sau khi có ý kiến thỏa thuận với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Chế độ chi trả tiền lương, thù lao và lợi ích khác của Kiểm soát viên thực hiện theo các quy định pháp luật hiện hành.
4. Kiểm soát viên được hưởng chế độ ưu đãi, phúc lợi và tham gia các hoạt động của VINATEX như cán bộ, nhân viên khác tại VINATEX.
Như vậy, người có quyền chi trả tiền lương cho Kiểm sát viên của Tập đoàn Dệt May Việt Nam là Chủ sở hữu.
Cụ thể Bộ Tài chính quyết định trả tiền lương, thù lao và lợi ích khác của Kiểm soát viên tài chính.
Bộ Công Thương quyết định trả tiền lương, thù lao và lợi ích khác của Kiểm soát viên chuyên ngành sau khi có ý kiến thỏa thuận với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tập đoàn Dệt May Việt Nam có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?