Thành viên góp vốn tổ chức tài chính vi mô có được dùng vốn huy động để góp vốn vào tổ chức tài chính vi mô không?
- Thành viên góp vốn tổ chức tài chính vi mô có được dùng vốn huy động để góp vốn vào tổ chức tài chính vi mô không?
- Thành viên góp vốn của tổ chức tài chính vi mô là công ty TNHH 02 thành viên chỉ được chuyển nhượng phần vốn góp cho pháp nhân khác khi nào?
- Tổng giám đốc của tổ chức tài chính vi mô phải có kinh nghiệm làm việc thế nào?
Thành viên góp vốn tổ chức tài chính vi mô có được dùng vốn huy động để góp vốn vào tổ chức tài chính vi mô không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Thông tư 33/2024/TT-NHNN về vốn điều lệ của tổ chức tài chính vi mô như sau:
Vốn điều lệ
1. Vốn điều lệ của tổ chức tài chính vi mô là vốn đã được chủ sở hữu thực cấp hoặc vốn đã được các thành viên góp vốn thực góp và được ghi vào Điều lệ.
2. Chủ sở hữu, thành viên góp vốn không được dùng vốn ủy thác, vốn huy động, vốn vay dưới bất kỳ hình thức nào để góp vốn vào tổ chức tài chính vi mô và phải cam kết, chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của nguồn vốn góp.
3. Vốn điều lệ của tổ chức tài chính vi mô được góp bằng tiền là đồng Việt Nam.
Như vậy, thành viên góp vốn của tổ chức tài chính vi mô không được dùng vốn huy động hay vốn ủy thác, vốn vay dưới bất kỳ hình thức nào để góp vốn vào tổ chức tài chính vi mô.
Đồng thời, thành viên góp vốn phải cam kết, chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của nguồn vốn góp.
Thành viên góp vốn tổ chức tài chính vi mô có được dùng vốn huy động để góp vốn vào tổ chức tài chính vi mô không? (Hình từ Internet)
Thành viên góp vốn của tổ chức tài chính vi mô là công ty TNHH 02 thành viên chỉ được chuyển nhượng phần vốn góp cho pháp nhân khác khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Thông tư 33/2024/TT-NHNN như sau:
Chuyển nhượng phần vốn góp
...
3. Đối với tổ chức tài chính vi mô là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, các thành viên góp vốn được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho thành viên góp vốn, pháp nhân khác. Việc chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên đảm bảo:
a) Không làm thay đổi hình thức pháp lý của tổ chức tài chính vi mô;
b) Ưu tiên chuyển nhượng phần vốn cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ với cùng điều kiện;
c) Việc chuyển nhượng phần vốn góp cho pháp nhân khác chỉ được thực hiện khi các thành viên góp vốn còn lại không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán và được thực hiện theo các điều kiện không ưu đãi hơn các điều kiện chuyển nhượng cho các bên góp vốn còn lại trong tổ chức tài chính vi mô;
d) Pháp nhân khác nhận chuyển nhượng phần vốn góp từ thành viên phải đáp ứng điều kiện theo quy định của Chính phủ về điều kiện đối với thành viên sáng lập.
Theo đó, thành viên góp vốn của tổ chức tài chính vi mô là công ty TNHH 02 thành viên được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho thành viên góp vốn, pháp nhân khác.
Tuy nhiên, việc chuyển nhượng phần vốn góp cho pháp nhân khác của thành viên góp vốn chỉ được thực hiện khi các thành viên góp vốn còn lại không mua hoặc không mua hết trong vòng 30 ngày kể từ ngày chào bán và được thực hiện theo các điều kiện không ưu đãi hơn các điều kiện chuyển nhượng cho các bên góp vốn còn lại trong tổ chức tài chính vi mô.
Tổng giám đốc của tổ chức tài chính vi mô phải có kinh nghiệm làm việc thế nào?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 15 Thông tư 33/2024/TT-NHNN có quy định như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện đối với Tổng giám đốc (Giám đốc)
Tổng giám đốc (Giám đốc) phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
...
5. Có ít nhất 02 năm kinh nghiệm là người điều hành của tổ chức tín dụng hoặc ít nhất 02 năm làm Tổng giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng mức vốn pháp định của tổ chức tài chính vi mô theo quy định của pháp luật hoặc có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí quản lý (từ Trưởng bộ phận trở lên) trong lĩnh vực tài chính vi mô hoặc có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính (bao gồm cả lĩnh vực tài chính vi mô), ngân hàng, kế toán, kiểm toán.
6. Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.
Như vậy, Tổng giám đốc của tổ chức tài chính vi mô phải có kinh nghiệm như sau:
- Tối thiểu 02 năm kinh nghiệm là người điều hành của tổ chức tín dụng; hoặc
- Tối thiểu 02 năm làm Tổng giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng mức vốn pháp định của tổ chức tài chính vi mô; hoặc
- Tối thiểu 03 năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí quản lý (từ Trưởng bộ phận trở lên) trong lĩnh vực tài chính vi mô; hoặc
- Tối thiểu 05 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính (bao gồm cả lĩnh vực tài chính vi mô), ngân hàng, kế toán, kiểm toán.
Trịnh Lê Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tổ chức tài chính vi mô có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?