Hành vi làm giả giấy tờ là giấy xét nghiệm Covid-19 bị xử phạt như thế nào? Làm giả giấy xét nghiệm Covid-19 có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Thế nào là làm giả giấy tờ là giấy xét nghiệm Covid-19 của cơ quan chức năng?
Trong thời gian cao điểm của dịch Covid-19, một số người đã có hành vi làm giả giấy xét nghiệm Covid-19 để qua mặt cơ quan chức năng diễn ra rất phức tạp. Hiện nay, hành vi này vẫn còn đang tiếp diễn nhằm mục đích trục lợi cá nhân
Theo đó, hành vi làm giả giấy xét nghiệm Covid-19 là hành vi của người không có thẩm quyền cấp giấy xét nghiệm Covid-19 nhưng lại tạo ra các giấy tờ này bằng những phương pháp, mánh khóe của mình để tạo ra một giấy xét nghiệm Covid-19 như thật.
Hành vi làm giả giấy xét nghiệm Covid-19 hoàn thành kể từ khi tạo ra được con dấu, tài liệu, các giấy tờ giả của cơ quan Nhà nước, những người này lập các trang Web quảng cáo cho người có nhu cầu nhằm mục đích trục lợi.
Nhưng với sự quan sát tinh vi của các cơ quan chức năng, những hành vi này đã bị phát giác và xử lý theo quy định.
Hành vi làm giả giấy tờ là giấy xét nghiệm Covid-19 bị xử phạt như thế nào? Làm giả giấy xét nghiệm Covid-19 có bị truy cứu trách nhiệm hình sự? (Hình từ Internet)
Hành vi làm giả giấy tờ là giấy xét nghiệm Covid-19 của cơ quan chức năng bị xử phạt như thế nào?
Hành vi làm giả giấy tờ là giấy xét nghiệm Covid-19 của cơ quan chức năng sẽ vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng con dấu.
Theo khoản 4 Điều 13 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng con dấu
...
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Làm giả hồ sơ để làm thêm con dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước;
b) Làm giả con dấu hoặc sử dụng con dấu giả;
c) Chiếm đoạt, mua bán trái phép con dấu;
d) Tiêu hủy trái phép con dấu.
Như vậy, trong trường hợp chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng con dấu có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 10.000.000 đồng
Căn cứ khoản 5 Điều 13 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng con dấu
...
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm c, e và g khoản 3 và các điểm a và b khoản 4 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 3 và 4 Điều này.
Như vậy, hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng con dấu là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Đồng thời, tại khoản 6 Điều 13 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định:
Vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng con dấu
...
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại con dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2; các điểm a, d và đ khoản 3 và điểm c khoản 4 Điều này;
b) Buộc hủy bỏ văn bản, giấy tờ đóng dấu sai quy định đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 và điểm c khoản 4 Điều này;
d) Buộc nộp lại giấy chứng nhận đăng ký mẫu con
Như vậy, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng con dấu như sau:
- Buộc nộp lại con dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm
- Buộc nộp lại giấy chứng nhận đăng ký mẫu con
Làm giả giấy tờ là giấy xét nghiệm Covid-19 bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Theo Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa bổi bởi khoản 126 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức như sau:
Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
đ) Thu lại bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Như vậy, người phạm tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức bị xử phạt theo các khung hình phạt sau:
- Khung hình phạt 01:
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm đối với người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc làm giả giấy tờ thực hiện hành vi trái pháp luật.
- Khung hình phạt 02:
Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
+ Có tổ chức;
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
+ Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
+ Thu lại bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
+ Tái phạm nguy hiểm.
- Khung hình sự 03:
Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
+ Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
+ Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
+ Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
Lưu ý: Ngoài những khung hình phạt trên, người phạm tội còn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Trần Minh Khang
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Covid-19 có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công đoàn Việt Nam là tổ chức gì? Thành viên hợp danh của công ty hợp danh được kết nạp vào Công đoàn Việt Nam không?
- Mục đích của đổi mới công nghệ là gì? 04 mục tiêu của chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia là gì?
- Content về ngày 20 11 sáng tạo, thu hút? Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 thứ mấy, ngày mấy âm lịch?
- Ngày 18 tháng 11 là ngày gì? Ngày 18 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 18 tháng 11 có phải ngày nghỉ lễ, tết của người lao động không?
- Mẫu Công văn đề xuất xếp loại chất lượng chi bộ, tập thể lãnh đạo và đảng viên mới nhất là mẫu nào?