Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Bộ tiêu chí mới về đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 năm 2022?

Tôi được biết Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh vừa có Quyết định về ban hành Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch đối với các hoạt động, ngành nghề, lĩnh vực trong giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch trên địa bàn thành phố. Cho tôi hỏi có những nội dung gì nổi bật trong nội dung Bộ tiêu chí này? Xin cảm ơn!

Quy định mới về tiêu chí an toàn chung trong phòng chống dịch tại Thành phố Hồ Chí Minh?

Căn cứ mục II Bộ Tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định 1303/QĐ-BCĐ năm 2022 thì có sáu tiêu chí an toàn chung như sau:

- Đeo khẩu trang (A1): Đối với tất cả người dân, người lao động, người tham gia các hoạt động. Có bố trí nhân sự kiểm tra, nhắc nhở việc tuân thủ đeo khẩu trang. Không áp dụng với nhóm trẻ mầm non; người đang biểu diễn nghệ thuật, tập luyện, thi đấu thể thao nhưng không phải là người tiếp xúc gần với người mắc Covid-19; người đang ăn uống.

- Đảm bảo không khí (A2): Tất cả cửa ra vào, cửa sổ thường xuyên mở trong thời gian làm việc, sinh hoạt… để thông khí. Đối với các không gian kín phải có biện pháp thông thoáng bằng cách sử dụng quạt hút hoặc hệ thống thông gió, mở cửa phương tiên, mở cửa phòng sau mỗi lượt hoạt động.

- Tiêm vắc-xin phòng Covid-19 (A3): Tỉ lệ tiêm vắc-xin đủ các mũi theo độ tuổi dựa trên khuyến cáo của Bộ Y tế hoặc đã khỏi bệnh dưới 3 tháng trên toàn bộ người lao động, học sinh, sinh viên, đối tượng được quản lý trên cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở giam giữ, cơ sở cai nghiện ma túy... đạt 90%.

- Vệ sinh khử khuẩn (A4): Bố trí các điểm rửa tay phù hợp, đủ nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; vệ sinh khử khuẩn các bề mặt thường xuyên tiếp xúc tối thiểu 1 lần/ ngày (2 lần/ ngày đối với cơ sở giáo dục và đào tạo, cơ sở sản xuất) hoặc khi cần thiết.

- Kiểm soát người đến các địa điểm (A5): Có sử dụng mã QR để quản lý thông tin người ra/ vào; đảm bảo không sử dụng quá công suất phục vụ của địa điểm; phân công người đăng nhập Hệ thống An toàn Covid-19 TP để quản lý và sử dụng thông tin phục vụ phòng chống dịch của thành phố. Bố trí nhân sự kiểm soát, nhắc nhở người ra vào địa điểm và đảm bảo không sử dụng quá công suất phục vụ của địa điểm.

- Phương án phòng chống dịch Covid-19 (A6): Đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị cần thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch và Tổ An toàn Covid-19 cũng như có kế hoạch phòng chống dịch gồm các nội dung như phương án hoạt động/sản xuất; quy trình xử lý khi có ca nhiễm hoặc nghi nhiễm; truyền thông; chế độ kiểm tra; giám sát; báo cáo...

Bộ tiêu chí mới về đánh giá an toàn trong phòng chống dịch năm 2022 tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022

Quy định về tiêu chí đặc thù áp dụng tùy theo hoạt động, ngành nghề, lĩnh vực tại Thành phố Hồ Chí Minh?

Bên cạnh các tiêu chí chung, căn cứ mục II Bộ Tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định 1303/QĐ-BCĐ năm 2022 cũng quy định chín tiêu chí đặc thù áp dụng theo hoạt đồng, ngành nghề, lĩnh vực của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như sau:

- Đối với cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở giam giữ, cơ sở cai nghiện ma túy (B1): Gồm tiêu chí quản lý và chăm sóc y tế (nhân viên được tập huấn, bồi dưỡng phòng chống dịch; lập danh sách người thuộc nhóm nguy cơ; thực hiện tầm soát SARS-Cov-2 đối với người mới nhập vào cơ sở; bố trí khu vực cách ly F0…)

- Đối với ký túc xá, khu nội trú của cơ sở giáo dục (B2): Có nhân viên phụ trách công tác y tế đã được tập huấn, bồi dưỡng phòng chống dịch; lập danh sách người có nguy cơ; bố trí khu vực cách ly F0. Phòng ở phải đảm bào diện tích trung bình tối thiểu 4m2/người.

- Đối với cơ sở sản xuất (B3): Có tổ chức bộ phận y tế hoặc hợp đồng với đơn vị có chức năng thực hiện nhiệm vụ y tế; bộ phận y tế được tập huấn kiến thức phòng chống dịch; khu vực cách ly cho F0. Ngoài ra việc tổ chức bữa ăn ca cho người lao động phải thực hiện giãn cách hoặc lắp vách ngăn, vệ sinh, khử khuẩn trước và sau mỗi ca ăn.

- Đối với cơ sở lưu trú (B4): Đảm bảo không sử dụng quá công suất phục vụ, nếu thực hiện cách ly F0 phải bố trí khu vực cách ly có buồng cách ly riêng biệt với quy mô phù hợp, có nhà vệ sinh riêng với đầy đủ trang thiết bị y tế, có nhân viên phụ trách hoặc bác sĩ đã được tập huấn về công tác phòng, chống dịch và chăm sóc F0 tại nhà.

- Đối với cơ sở giáo dục và đào tạo (B5): Số lượng người tập trung tối đa tại một thời điểm: bảo đảm diện tích sàn tối thiểu của các lớp học (mầm non, nhà trẻ 1,5m2/trẻ nhưng không được nhỏ hơn 24m2/phòng đối với nhóm trẻ và 36m2/phòng đối với lớp mẫu giáo; cấp tiểu học diện tích trung trình 1 học sinh là 1,25m2 và trung học là 1,5m2). Đồng thời phải có nhân viên chuyên trách công tác y tế, lập nhóm nguy cơ. Hoạt động bán trú phải đảm bảo phòng, chống dịch và khoảng cách tối thiểu 1m khi học sinh ăn và ngủ.

Quy định về tiêu chí an toàn trong tổ chức dịch vụ ăn uống tại Thành phố Hồ Chí Minh?

Ngoài ra, thành phố Hồ Chí Minh còn quy định tiêu chí an toàn trong dịch vụ ăn uống theo mục II Bộ Tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định 1303/QĐ-BCĐ năm 2022, theo đó:

- Khu vực ăn uống cho khách: Đảm bảo không sử dụng quá công suất phục vụ; người đi trong khu vực phải đeo khẩu trang; giãn cách phù hợp; đủ dụng cụ ăn uống đảm bảo riêng biệt cho từng người và được vệ sinh sạch sẽ.

- Cơ sở nào có mức độ an toàn đạt trên 80% - đạt tiêu chí an toàn chung- thì đơn vị tiếp tục hoạt động.

- Từ 70-80% là mức độ an toàn trung bình, trong đó phải đảm bảo tiêu chí an toàn chung thì đơn vị tiếp tục hoạt động, trong vòng 48 giờ phải khắc phục các tiêu chí không đạt.

- Dưới 70% hoặc không đạt tiêu chí an toàn chung tức mức độ chưa đảm bảo an toàn, đơn vị sẽ tạm ngưng hoạt động và phải khắc phục những tiêu chí không đạt được.

Như vậy, Bộ tiêu chí đánh giá có 3 phần: gồm tiêu chí an toàn; tiêu chí đặc thù đối với từng hoạt động, ngành nghề, lĩnh vực và tiêu chí an toàn trong tổ chức dịch vụ ăn uống. Quyết định này sẽ thay thế các Quyết định ban hành Bộ tiêu chí liên quan đến đánh giá hoạt động trong phòng, chống dịch Covid-19 trước đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Covid-19

Diệp Khánh Linh

Covid-19
Tiêu chí an toàn
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Covid-19 có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Covid-19 Tiêu chí an toàn
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trẻ mẫu giáo ở thôn đặc biệt khó khăn đi học nửa ngày do dịch Covid-19 có được hỗ trợ ăn trưa không?
Pháp luật
Mức tiền lương dùng để đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian ngừng việc do dịch bệnh Covid-19 là bao nhiêu?
Pháp luật
Thực hiện 3 sạch để tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, sốt xuất huyết, tay chân miệng và các bệnh truyền nhiễm khác?
Pháp luật
Người lao động trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19 được phép làm thêm tối đa 60 giờ trong 01 tháng?
Pháp luật
Tại sao từ ngày 01/3/2022 thân nhân của người đã mất vì dịch Covid-19 lại không còn được nhận hỗ trợ?
Pháp luật
Việc cách ly y tế đối với các trường hợp tiếp xúc gần với ca nhiễm bệnh Covid-19 (F1) được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Thời gian cách ly tại nhà đối với người tiếp xúc gần với ca nhiễm Covid-19 (F1) theo quy định mới nhất có còn là 14 ngày không?
Pháp luật
Từ 0h ngày 27/4/2022, tạm dừng việc áp dụng khai báo y tế với COVID-19 tại tất cả các cửa khẩu của Việt Nam đối với người nhập cảnh?
Pháp luật
Để phòng chống dịch Covid-19 trong trường học thì có tuyên truyền thực hiện việc tiêm vắc xin phòng Covid 19 cho học sinh không?
Pháp luật
Kế hoạch định hướng công tác Truyền thông tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại Việt Nam năm 2023-2024?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào