Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm Cảng vụ viên hàng hải hạng 3 được quy định như thế nào? Cảng vụ viên hàng hải hạng 3 có nhiệm vụ gì?
Mã số chức danh nghề nghiệp Cảng vụ viên hàng hải hạng 3 là gì?
Căn cứ Thông tư 40/2022/TT-BGTVT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành cảng vụ hàng hải ngày 30/12/2022 do Bộ Giao thông vận tải ban hành.
Cảng vụ viên hàng hải hạng 3 là chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành cảng vụ hàng hải thuộc nhóm Cảng vụ viên hàng hải. Theo đó, mã số chức danh đối với Cảng vụ viên hàng hải hạng 3 được xác định tại điểm c khoản 1 Điều 2 Thông tư 40/2022/TT-BGTVT là V.12.42.03.
Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 12 Thông tư 40/2022/TT-BGTVT, Cảng vụ viên hàng hải hạng 3 được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
Để được bổ nhiệm làm Cảng vụ viên hàng hải hạng 3 cần đáp ứng những tiêu chuẩn, điều kiện nào? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn bổ nhiệm làm Cảng vụ viên hàng hải hạng 3 ra sao?
Tiêu chuẩn bổ nhiệm làm Cảng vụ viên hàng hải hạng 3 được quy định tại Điều 3 Thông tư 40/2022/TT-BGTVT, khoản 2 Điều 6 Thông tư 40/2022/TT-BGTVT và khoản 3 Điều 6 Thông tư 40/2022/TT-BGTVT với 03 tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp - trình độ đào tạo, bồi dưỡng - năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
Cụ thể như sau:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm | Nội dung |
Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp | - Chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. - Trung thực, khách quan, có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc được giao; thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp. - Có ý thức trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín nghề nghiệp; không lạm dụng vị trí công tác, nhiệm vụ được phân công để trục lợi; - Đoàn kết, sáng tạo, tự nâng cao trình độ, sẵn sàng tiếp thu, học hỏi kiến thức mới; - Có ý thức phối hợp, giúp đỡ đồng nghiệp, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác; - Tích cực tham gia nghiên cứu đề tài khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật để phát triển nghề nghiệp và nâng cao trình độ. |
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng | - Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm; - Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành cảng vụ hàng hải. |
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ | - Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các quy định của pháp luật, chế độ chính sách của ngành, lĩnh vực và các kiến thức cơ bản về lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ được giao; - Nắm vững tình hình và xu thế phát triển của lĩnh vực hàng hải; có kiến thức về lĩnh vực hàng hải; có khả năng ứng dụng, triển khai công nghệ trong phạm vi công việc đảm nhiệm; - Nắm được hệ thống các kiến thức quản lý hành chính nhà nước; quản lý nhà nước chuyên ngành về lĩnh hàng hải và các quy định của pháp luật về chế độ đối với viên chức; - Có phương pháp nghiên cứu, tổng kết và đề xuất, cải tiến nghiệp vụ quản lý; có năng lực triển khai công việc bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả; - Có kỹ năng xử lý tình huống, phân tích, tổng hợp, giao tiếp, phối hợp; kỹ năng sử dụng các trang thiết bị văn phòng phục vụ cho công tác chuyên môn; - Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm. |
Như vậy, để được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp Cảng vụ viên hàng hải hạng 3 đòi hỏi phải đáp ứng đủ 03 tiêu chuẩn bổ nhiệm nêu trên.
Nhiệm vụ của Cảng vụ viên hàng hải hạng 3 là gì?
Nhiệm vụ của Cảng vụ viên hàng hải hạng 3 được quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 40/2022/TT-BGTVT, bao gồm:
- Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn thuộc phạm vi quản lý của Cảng vụ hàng hải theo quy định của pháp luật;
- Tham gia nghiên cứu, đề xuất đối với các chủ trương, chính sách, định hướng, quy hoạch, kế hoạch phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ trong phạm vi nhiệm vụ được giao; tham gia xây dựng cơ chế, quy định chuyên ngành theo quy định của pháp luật, phù hợp với tình hình thực tiễn;
- Tuyên truyền, hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện quy định về quản lý và kiểm tra hoạt động của cảng biển trong phạm vi quản lý của Cảng vụ hàng hải;
- Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra và đề xuất các biện pháp để thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ đạt kết quả; trực tiếp thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc thực hiện và tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước tại cảng biển và khu vực quản lý được giao;
- Tham gia kiểm tra, thu thập thông tin, thống kê, quản lý, lưu trữ hồ sơ tài liệu về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực được giao nhằm phục vụ cho công tác quản lý;
- Tổng hợp các vấn đề thực tiễn đặt ra, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện các vấn đề liên quan đến hoạt động quản lý cảng biển;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền giao.
Thông tư 40/2022/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2023.
Đặng Phan Thị Hương Trà
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cảng vụ viên hàng hải có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc đăng ký và phê duyệt lịch công tác của Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước và các đơn vị trực thuộc bằng phần mềm Họp không giấy thế nào?
- Các trường hợp thay đổi nguyên giá tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024?
- Thủ tục cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo Thông tư 55/2024 như thế nào?
- Phương pháp tính hao mòn của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024?
- Khu vực nào phải xây dựng bảng giá đất đến từng thửa đất trên cơ sở vùng giá trị, thửa đất chuẩn?