Tiền gửi tự nguyện là gì? Tổ chức tài chính vi mô được huy động vốn bằng tiền gửi tự nguyện không?
Tiền gửi tự nguyện là gì?
Tiền gửi tự nguyện được giải thích tại khoản 9 Điều 3 Thông tư 03/2018/TT-NHNN thì tiền gửi tự nguyện là tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm (không bao gồm tiết kiệm bắt buộc), trừ tiền gửi nhằm mục đích thanh toán của khách hàng tài chính vi mô, tổ chức, cá nhân khác tại tổ chức tài chính vi mô.
Tiền gửi tự nguyện (Hình từ Internet)
Tổ chức tài chính vi mô được huy động vốn bằng tiền gửi tự nguyện không?
Tổ chức tài chính vi mô được huy động vốn bằng tiền gửi tự nguyện không, thì theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 32 Thông tư 03/2018/TT-NHNN như sau:
Nội dung hoạt động
1. Tổ chức tài chính vi mô được thực hiện các hoạt động theo nội dung ghi trong Giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.
2. Tổ chức tài chính vi mô được thực hiện các hoạt động huy động vốn sau:
a) Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam dưới các hình thức sau đây:
(i) Tiết kiệm bắt buộc;
(ii) Tiền gửi tự nguyện;
b) Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, và các cá nhân, tổ chức khác trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức tài chính vi mô chỉ được thực hiện cho vay bằng đồng Việt Nam đối với các khách hàng tài chính vi mô và khách hàng khác để sử dụng vào các hoạt động tạo thu nhập và cải thiện điều kiện sống. Khoản cho vay của tổ chức tài chính vi mô có thể được bảo đảm bằng tiết kiệm bắt buộc, bảo lãnh của nhóm khách hàng tiết kiệm và vay vốn theo quy định của tổ chức tài chính vi mô.
4. Tổ chức tài chính vi mô phải duy trì tỷ lệ tổng dư nợ các khoản cho vay đối với khách hàng tài chính vi mô trong tổng dư nợ cho vay tối thiểu 90%.
5. Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tài chính vi mô đối với một khách hàng tài chính vi mô không được vượt quá 50 (năm mươi) triệu đồng.
Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tài chính vi mô đối với một khách hàng khác không được vượt quá 100 (một trăm) triệu đồng.
6. Tổ chức tài chính vi mô được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại. Tổ chức tài chính vi mô không được mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.
7. Tổ chức tài chính vi mô được thực hiện một số hoạt động kinh doanh khác sau:
a) Ủy thác, nhận ủy thác cho vay vốn;
b) Cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính liên quan đến lĩnh vực tài chính vi mô;
c) Cung ứng dịch vụ thu hộ, chi hộ và chuyển tiền cho khách hàng tài chính vi mô;
d) Làm đại lý cung ứng dịch vụ bảo hiểm.
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức tài chính vi mô được huy động vốn bằng tiền gửi tự nguyện.
Tổ chức tài chính vi mô phải khai trương hoạt động khi nào?
Tổ chức tài chính vi mô phải khai trương hoạt động khi nào, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư 03/2018/TT-NHNN như sau:
Khai trương hoạt động
1. Tổ chức tài chính vi mô được cấp Giấy phép phải tiến hành đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức tài chính vi mô phải khai trương hoạt động trong thời hạn 12 (mười hai) tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép. Tổ chức tài chính vi mô chỉ được tiến hành hoạt động kể từ ngày khai trương hoạt động (trừ trường hợp tổ chức tài chính vi mô được cấp Giấy phép trên cơ sở chuyển đổi chương trình, dự án tài chính vi mô).
Quá thời hạn 12 (mười hai) tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép, tổ chức tài chính vi mô không khai trương hoạt động thì Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy phép.
3. Tổ chức tài chính vi mô được cấp Giấy phép trên cơ sở chuyển đổi chương trình, dự án tài chính vi mô phải hoàn thành việc thông báo tới các chủ nợ, khách hàng gửi tiền tại chương trình, dự án tài chính vi mô về việc được cấp Giấy phép và có văn bản báo cáo về việc đã hoàn thành nội dung này gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi tổ chức tài chính vi mô đặt trụ sở chính trước khi tiến hành khai trương hoạt động.
4. Điều kiện khai trương hoạt động:
Tổ chức tài chính vi mô được cấp Giấy phép chỉ được khai trương hoạt động khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Ban hành Điều lệ và gửi Ngân hàng Nhà nước;
b) Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
c) Có đủ vốn điều lệ theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này. Vốn điều lệ bằng đồng Việt Nam phải được gửi đầy đủ vào tài khoản phong tỏa không hưởng lãi tại Sở Giao dịch của Ngân hàng Nhà nước ít nhất 30 (ba mươi) ngày trước ngày khai trương hoạt động, trừ phần vốn góp bằng giá trị thực vốn được cấp của chương trình, dự án tài chính vi mô chuyển đổi. Vốn điều lệ được giải tỏa khi tổ chức tài chính vi mô đã khai trương hoạt động;
…
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức tài chính vi mô phải khai trương hoạt động trong thời hạn 12 (mười hai) tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép.
Tổ chức tài chính vi mô chỉ được tiến hành hoạt động kể từ ngày khai trương hoạt động (trừ trường hợp tổ chức tài chính vi mô được cấp Giấy phép trên cơ sở chuyển đổi chương trình, dự án tài chính vi mô).
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tổ chức tài chính vi mô có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Anh em họ hàng chung sống với nhau như vợ chồng bị phạt bao nhiêu? Giải quyết hậu quả việc chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thế nào?
- Mẫu Bản kiểm điểm Đảng viên của Bí thư đảng đoàn mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Nội dung kiểm điểm của Bí thư đảng đoàn?
- Kỳ kế toán năm đầu tiên ngắn hơn 90 ngày thì có được cộng qua năm sau để tính thành một kỳ kế toán năm không?
- Mẫu đơn dự thầu hồ sơ mời sơ tuyển dịch vụ phi tư vấn qua mạng mới nhất là mẫu nào? Tải về ở đâu?
- Cơ sở dịch vụ photocopy có phải xuất trình hồ sơ, giấy tờ liên quan đến hoạt động của cơ sở dịch vụ photocopy không?