Tổ chức tài chính vi mô chỉ được nhận tiết kiệm bắt buộc từ khách hàng trong những trường hợp nào?
Tổ chức tài chính vi mô chỉ được nhận tiết kiệm bắt buộc từ khách hàng trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư 33/2024/TT-NHNN như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
4. Khách hàng tài chính vi mô bao gồm các đối tượng sau:
a) Hộ nghèo, hộ cận nghèo, cá nhân thuộc hộ nghèo, cá nhân thuộc hộ cận nghèo theo quy định của pháp luật;
b) Cá nhân có thu nhập thấp, bao gồm:
(i) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động ở khu vực đô thị có mức thu nhập bình quân tối đa 09 triệu đồng/tháng tại thời điểm đề nghị vay vốn;
(ii) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động ở khu vực nông thôn có mức thu nhập bình quân tối đa 07 triệu đồng/tháng tại thời điểm đề nghị vay vốn;
(iii) Người lao động tự do làm việc không trên cơ sở thuê mướn theo thỏa thuận lao động có mức thu nhập tương ứng mức thu nhập bình quân của đối tượng khách hàng quy định tại điểm b(i) và b(ii) khoản này;
c) Hộ gia đình có thu nhập thấp là hộ gia đình có mức thu nhập bình quân của cá nhân thuộc hộ tương ứng mức thu nhập bình quân của cá nhân có thu nhập thấp theo từng khu vực quy định tại điểm b(i) và b(ii) khoản này;
d) Doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật.
5. Tiết kiệm bắt buộc là số tiền mà khách hàng tài chính vi mô phải gửi theo quy định của tổ chức tài chính vi mô. Tổ chức tài chính vi mô chỉ được nhận tiết kiệm bắt buộc đối với khách hàng đang có dư nợ cho vay tại tổ chức tài chính vi mô, thời hạn nhận tiền gửi bắt buộc không được vượt quá thời hạn còn lại của khoản vay. Tổ chức tài chính vi mô có trách nhiệm quy định và phải công bố công khai mức tiền gửi tiết kiệm bắt buộc và mức lãi suất tiết kiệm bắt buộc.
6. Tiền gửi tự nguyện là tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm (không bao gồm tiết kiệm bắt buộc), trừ tiền gửi nhằm mục đích thanh toán của khách hàng tài chính vi mô, tổ chức, cá nhân khác tại tổ chức tài chính vi mô.
Theo đó, tiết kiệm bắt buộc được hiểu là số tiền mà khách hàng tài chính vi mô phải gửi theo quy định của tổ chức tài chính vi mô.
Tổ chức tài chính vi mô chỉ được nhận tiết kiệm bắt buộc từ khách hàng khi khách hàng đang có dư nợ cho vay tại tổ chức tài chính vi mô và thời hạn nhận tiền gửi bắt buộc không được vượt quá thời hạn còn lại của khoản vay.
Tổ chức tài chính vi mô có trách nhiệm quy định và phải công bố công khai mức tiền gửi tiết kiệm bắt buộc và mức lãi suất tiết kiệm bắt buộc.
Tổ chức tài chính vi mô chỉ được nhận tiết kiệm bắt buộc từ khách hàng trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Tổ chức tài chính vi mô có thể huy động vốn bằng tiền gửi tiết kiệm bắt buộc không?
Căn cứ khoản 1 Điều 24 Thông tư 33/2024/TT-NHNN về các hoạt động huy động vốn của tổ chức tài chính vi mô như sau:
Nội dung hoạt động
1. Tổ chức tài chính vi mô được thực hiện các hoạt động huy động vốn sau:
a) Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam dưới các hình thức sau đây:
(i) Tiết kiệm bắt buộc;
(ii) Tiền gửi của tổ chức, cá nhân bao gồm cả tiền gửi tự nguyện của khách hàng tài chính vi mô, trừ tiền gửi nhằm mục đích thanh toán;
b) Vay, nhận tiền gửi với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
c) Vay nước ngoài theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức tài chính vi mô được gửi tiền tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì tổ chức tài chính vi mô có thể huy động vốn bằng tiền gửi tiết kiệm bắt buộc từ khách hàng của mình
Tổ chức tài chính vi mô có được mở tài khoản thanh toán cho khách hàng không?
Theo quy định tại khoản 7 Điều 24 Thông tư 33/2024/TT-NHNN như sau:
Nội dung hoạt động
...
6. Khách hàng là cá nhân thuộc hộ nghèo, cá nhân thuộc hộ cận nghèo, người lao động tự do theo quy định tại điểm b(iii) khoản 4 Điều 3 Thông tư này và hộ gia đình có thu nhập thấp chỉ được thực hiện cho vay thông qua tổ vay vốn và thuộc danh sách được tổ chức chính trị - xã hội, chính quyền địa phương các cấp phê duyệt hoặc giới thiệu cho tổ chức tài chính vi mô.
7. Tổ chức tài chính vi mô được mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tổ chức tài chính vi mô không được mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.
8. Đại lý bảo hiểm theo quy định sau:
a) Khi Giấy phép mà Ngân hàng Nhà nước cấp cho tổ chức tài chính vi mô có nội dung hoạt động đại lý bảo hiểm thì tổ chức tài chính vi mô được thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm đối với các loại hình bảo hiểm theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm;
b) Khi thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm, tổ chức tài chính vi mô phải tuân thủ các quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và quy định của pháp luật.
9. Tổ chức tài chính vi mô được thực hiện một số hoạt động kinh doanh khác theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm đ khoản 1 Điều 130 Luật Các tổ chức tín dụng.
Như vậy, tổ chức tài chính vi mô không được phép mở tài khoản thanh toán cho khách hàng của mình.
Tổ chức tài chính vi mô chỉ được mở tài khoản thanh toán cho chính mình tại Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại, hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Trịnh Lê Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tổ chức tài chính vi mô có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc đăng ký và phê duyệt lịch công tác của Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước và các đơn vị trực thuộc bằng phần mềm Họp không giấy thế nào?
- Các trường hợp thay đổi nguyên giá tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024?
- Thủ tục cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo Thông tư 55/2024 như thế nào?
- Phương pháp tính hao mòn của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024?
- Khu vực nào phải xây dựng bảng giá đất đến từng thửa đất trên cơ sở vùng giá trị, thửa đất chuẩn?