Tổ chức tài chính vi mô chỉ được phép đánh giá lại tài sản theo giá trị thị trường trong trường hợp nào?
- Tổ chức tài chính vi mô chỉ được phép đánh giá lại tài sản theo giá trị thị trường trong trường hợp nào?
- Hệ thống tài khoản kế toán 631 về chênh lệch đánh giá lại tài sản của tổ chức tài chính vi mô gồm những tài khoản cấp 2 nào?
- Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 631 về chênh lệch đánh giá lại tài sản áp dụng đối với tổ chức tài chính vi mô được quy định như thế nào?
- Tổ chức tài chính vi mô có được phép mở thêm tài khoản kế toán cấp 4 và tài khoản kế toán cấp 5 về chênh lệch đánh giá lại tài sản không?
Tổ chức tài chính vi mô chỉ được phép đánh giá lại tài sản theo giá trị thị trường trong trường hợp nào?
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 Thông tư 31/2019/TT-NHNN về nguyên tắc kế toán áp dụng đối với tài khoản 631 về chênh lệch đánh giá lại tài sản như sau:
Tài khoản 631- Chênh lệch đánh giá lại tài sản
1. Nguyên tắc kế toán:
a) Tài khoản này dùng để phản ánh số chênh lệch do đánh giá lại tài sản hiện có và tình hình xử lý số chênh lệch đó ở TCTCVM;
b) TCTCVM chỉ được phép đánh giá lại tài sản theo giá trị thị trường trong trường hợp Chuẩn mực kế toán Việt Nam hoặc cơ chế tài chính cho phép hoặc khi có quyết định của cấp có thẩm quyền.
...
Như vậy, theo nguyên tắc trên tổ chức tài chính vi mô chỉ được phép đánh giá lại tài sản theo giá trị thị trường trong trường hợp Chuẩn mực kế toán Việt Nam hoặc cơ chế tài chính cho phép hoặc khi có quyết định của cấp có thẩm quyền.
Tài khoản kế toán 631 về chênh lệch đánh giá lại tài sản của tổ chức tài chính vi mô dùng để phản ánh số chênh lệch do đánh giá lại tài sản hiện có và tình hình xử lý số chênh lệch đó ở tổ chức tài chính vi mô.
Tổ chức tài chính vi mô chỉ được phép đánh giá lại tài sản theo giá trị thị trường trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Hệ thống tài khoản kế toán 631 về chênh lệch đánh giá lại tài sản của tổ chức tài chính vi mô gồm những tài khoản cấp 2 nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 45 Thông tư 31/2019/TT-NHNN thì hệ thống tài khoản kế toán 631 về chênh lệch đánh giá lại tài sản của tổ chức tài chính vi mô gồm những tài khoản cấp 2 sau:
+ 6311 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản cố định;
+ 6312 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản khác.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 631 về chênh lệch đánh giá lại tài sản áp dụng đối với tổ chức tài chính vi mô được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 45 Thông tư 31/2019/TT-NHNN thì tài khoản kế toán 631 về chênh lệch đánh giá lại tài sản áp dụng đối với tổ chức tài chính vi mô có kết cấu và nội dung phản ánh như sau:
Bên Nợ:
- Số chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản.
- Xử lý số chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản.
Bên Có:
- Số chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản.
- Xử lý số chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản.
Tài khoản 631 có thể có số dư bên Nợ hoặc số dư bên Có.
Số dư bên Nợ: - Phản ánh số chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản chưa được xử lý.
Số dư bên Có: - Phản ánh số chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản chưa được xử lý.
Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng loại tài sản đánh giá lại.
Tổ chức tài chính vi mô có được phép mở thêm tài khoản kế toán cấp 4 và tài khoản kế toán cấp 5 về chênh lệch đánh giá lại tài sản không?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 31/2019/TT-NHNN về phương pháp hạch toán và kế toán như sau:
Phương pháp hạch toán, kế toán
1. Phương pháp mở và hạch toán trên các tài khoản:
a) TCTCVM được mở thêm các tài khoản cấp 4 và các tài khoản cấp 5 đối với những tài khoản quy định Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này nhằm phục vụ yêu cầu quản lý nghiệp vụ của TCTCVM nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng.
TCTCVM chỉ được mở và sử dụng các tài khoản quy định tại Thông tư này khi đã có cơ chế nghiệp vụ và theo đúng nội dung được cấp giấy phép hoạt động;
b) Việc hạch toán trên các tài khoản trong bảng được tiến hành theo phương pháp ghi sổ kép (Nợ - Có). Tính chất số dư của các tài khoản được quy định tại phần nội dung hạch toán các tài khoản.
Khi lập bảng cân đối tài khoản kế toán tháng và năm, các TCTCVM phải phản ánh đầy đủ và đúng tính chất số dư của các loại tài khoản nói trên (đối với tài khoản thuộc tài sản Có và tài khoản thuộc tài sản Nợ) và không được bù trừ giữa hai số dư Nợ - Có (đối với tài khoản thuộc tài sản Nợ - Có);
c) Việc hạch toán trên các tài khoản ngoài bảng được tiến hành theo phương pháp ghi sổ đơn (Nợ - Có - Số dư Nợ).
...
Như vậy, tổ chức tài chính vi mô được phép mở thêm tài khoản kế toán cấp 4 và tài khoản kế toán cấp 5 của tài khoản kế toán về chênh lệch đánh giá lại tài sản nhằm phục vụ yêu cầu quản lý nghiệp vụ của tổ chức tài chính vi mô nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng.
Nguyễn Bình An
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tổ chức tài chính vi mô có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Anh em họ hàng chung sống với nhau như vợ chồng bị phạt bao nhiêu? Giải quyết hậu quả việc chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thế nào?
- Mẫu Bản kiểm điểm Đảng viên của Bí thư đảng đoàn mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Nội dung kiểm điểm của Bí thư đảng đoàn?
- Kỳ kế toán năm đầu tiên ngắn hơn 90 ngày thì có được cộng qua năm sau để tính thành một kỳ kế toán năm không?
- Mẫu đơn dự thầu hồ sơ mời sơ tuyển dịch vụ phi tư vấn qua mạng mới nhất là mẫu nào? Tải về ở đâu?
- Cơ sở dịch vụ photocopy có phải xuất trình hồ sơ, giấy tờ liên quan đến hoạt động của cơ sở dịch vụ photocopy không?