Tổ chức tài chính vi mô phải sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro khi khách hàng cá nhân bị thương tật vĩnh viễn đúng không?
- Tổ chức tài chính vi mô thực hiện trích lập dự phòng rủi ro dựa trên căn cứ nào?
- Tổ chức tài chính vi mô phải sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro khi khách hàng cá nhân bị thương tật vĩnh viễn đúng không?
- Hồ sơ xử lý rủi ro của tổ chức tài chính vi mô khi khách hàng cá nhân bị thương tật vĩnh viễn bao gồm những gì?
Tổ chức tài chính vi mô thực hiện trích lập dự phòng rủi ro dựa trên căn cứ nào?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 9 Nghị định 86/2024/NĐ-CP như sau:
Thời điểm trích lập dự phòng rủi ro
....
2. Tổ chức tín dụng là hợp tác xã, tổ chức tài chính vi mô thực hiện trích lập dự phòng rủi ro như sau:
Trong 07 ngày đầu tiên của tháng, tổ chức tín dụng là hợp tác xã, tổ chức tài chính vi mô căn cứ kết quả phân loại nợ theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có trong hoạt động của tổ chức tín dụng là hợp tác xã, tổ chức tài chính vi mô để thực hiện trích lập dự phòng rủi ro cho thời điểm cuối ngày cuối cùng của tháng trước liền kề.
Theo đó, tổ chức tài chính vi mô phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro trong 07 ngày đầu tiên của tháng.
Việc trích lập dự phòng rủi ro của tổ chức tài chính vi mô được căn cứ dựa trên kết quả phân loại nợ theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có trong hoạt động của tổ chức tài chính vi mô để thực hiện trích lập dự phòng rủi ro cho thời điểm cuối ngày cuối cùng của tháng trước liền kề.
Tổ chức tài chính vi mô phải sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro khi khách hàng cá nhân bị thương tật vĩnh viễn đúng không? (Hình từ Internet)
Tổ chức tài chính vi mô phải sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro khi khách hàng cá nhân bị thương tật vĩnh viễn đúng không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 11 Nghị định 86/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc và hồ sơ xử lý rủi ro
1. Tổ chức tín dụng (trừ tổ chức tài chính vi mô), chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong các trường hợp sau:
a) Khách hàng là tổ chức bị giải thể, phá sản; cá nhân bị chết, mất tích;
b) Các khoản nợ được phân loại vào nợ nhóm 5.
2. Tổ chức tài chính vi mô sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong các trường hợp sau:
a) Khách hàng thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Khách hàng là cá nhân bị thương tật vĩnh viễn không còn khả năng lao động tạo thu nhập.
...
Như vậy, trường hợp khách hàng cá nhân bị thương tật vĩnh viễn và không còn khả năng lao động tạo thu nhập thì tổ chức tài chính vi mô phải sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.
Hồ sơ xử lý rủi ro của tổ chức tài chính vi mô khi khách hàng cá nhân bị thương tật vĩnh viễn bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 11 Nghị định 86/2024/NĐ-CP về thành phần hồ sơ xử lý rủi ro như sau:
Nguyên tắc và hồ sơ xử lý rủi ro
...
5. Hồ sơ xử lý rủi ro gồm:
a) Hồ sơ cấp tín dụng và hồ sơ thu nợ đối với các khoản nợ được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro;
b) Hồ sơ tài sản bảo đảm và các giấy tờ khác có liên quan (nếu có);
c) Quyết định hoặc phê duyệt của Hội đồng xử lý rủi ro về kết quả phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro;
d) Quyết định hoặc phê duyệt của Hội đồng xử lý rủi ro về việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro;
đ) Đối với trường hợp khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp bị phá sản, giải thể, ngoài hồ sơ nêu tại các điểm a, b, c, d khoản này phải có bản gốc hoặc bản sao được chứng thực hoặc bản sao từ sổ gốc Quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án hoặc quyết định giải thể doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
e) Đối với trường hợp khách hàng là cá nhân bị chết, mất tích, ngoài hồ sơ quy định tại các điểm a, b, c, d khoản này phải có bản gốc hoặc bản sao được chứng thực hoặc bản sao từ sổ gốc Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay Giấy báo tử do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật, hoặc quyết định tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;
g) Đối với trường hợp khách hàng của tổ chức tài chính vi mô là cá nhân bị thương tật vĩnh viễn không còn khả năng lao động tạo thu nhập, ngoài hồ sơ quy định tại các điểm a, b, c, d khoản này phải có bản sao giấy tờ chứng minh bị thương tật vĩnh viễn không còn khả năng lao động tạo thu nhập do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Theo đó, hồ sơ xử lý rủi ro của tổ chức tài chính vi mô khi khách hàng cá nhân bị thương tật vĩnh viễn không còn khả năng lao động tạo thu nhập bao gồm những giấy tờ sau đây:
(1) Hồ sơ cấp tín dụng và hồ sơ thu nợ đối với các khoản nợ được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro;
(2) Hồ sơ tài sản bảo đảm và các giấy tờ khác có liên quan (nếu có);
(3) Quyết định hoặc phê duyệt của Hội đồng xử lý rủi ro về kết quả phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro;
(4) Quyết định hoặc phê duyệt của Hội đồng xử lý rủi ro về việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro;
(5) Bản sao giấy tờ chứng minh bị thương tật vĩnh viễn không còn khả năng lao động tạo thu nhập do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Trịnh Lê Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những trường hợp nào được miễn phần thi ngoại ngữ trong thi tuyển công chức từ ngày 17/9/2024?
- Mẫu đơn đề nghị chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng mới nhất? Chứng chỉ hành nghề xây dựng cấp lần đầu có hiệu lực mấy năm?
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?
- Bán hàng tận cửa là gì? Số ngày để người tiêu dùng cân nhắc việc thực hiện hợp đồng bán hàng tận cửa là mấy ngày?
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?