Trình tự, thủ tục giải thể chi nhánh tự nguyện của tổ chức tài chính vi mô được thực hiện như thế nào?
Chi nhánh của tổ chức tài chính vi mô bị giải thể trong trường hợp nào?
Chi nhánh của tổ chức tài chính vi mô bị giải thể trong trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 24 Thông tư 19/2019/TT-NHNN có quy định như sau:
Chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp
1. Chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp chấm dứt hoạt động, giải thể trong các trường hợp sau:
a) Đương nhiên chấm dứt hoạt động, giải thể;
b) Tự nguyện chấm dứt hoạt động, giải thể;
c) Bắt buộc chấm dứt hoạt động, giải thể.
2. Tổ chức tài chính vi mô chịu trách nhiệm:
a) Giải quyết tài sản, quyền, nghĩa vụ và các lợi ích liên quan của chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp chấm dứt hoạt động, giải thể theo quy định của pháp luật;
b) Lưu trữ chứng từ, tài liệu, hồ sơ của chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp chấm dứt hoạt động, giải thể và các văn bản liên quan đến việc chấm dứt hoạt động, giải thể;
c) Thực hiện các thủ tục pháp lý chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì chi nhánh của tổ chức tài chính vi mô bị giải thể trong trường hợp sau:
- Đương nhiên giải thể;
- Tự nguyện giải thể;
- Bắt buộc giải thể.
Trình tự, thủ tục giải thể chi nhánh tự nguyện của tổ chức tài chính vi mô được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục giải thể chi nhánh tự nguyện của tổ chức tài chính vi mô được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại Điều 26 Thông tư 19/2019/TT-NHNN thì trình tự thủ tục giải thể chi nhánh của tổ chức tài chính vi mô được thực hiện như sau:
(1) Tổ chức tài chính vi mô lập 01 bộ hồ sơ gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh gồm:
- Văn bản của tổ chức tài chính vi mô đề nghị giải thể chi nhánh trong đó nêu rõ: lý do giải thể; tên, địa chỉ của chi nhánh giải thể và cam kết giải quyết các tài sản, quyền, nghĩa vụ và các lợi ích liên quan của chi nhánh giải thể;
- Nghị quyết hoặc Quyết định của Hội đồng thành viên tổ chức tài chính vi mô về việc giải thể chi nhánh;
- Phương án giải quyết các tài sản, quyền, nghĩa vụ và các lợi ích liên quan của chi nhánh giải thể.
(2) Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định thì Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản chấp thuận đề nghị của tổ chức tài chính vi mô.
Nếu từ chối thì Ngân hàng Nhà nước chi nhánh phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do
(3) Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày có văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh về việc giải thể chi nhánh thì tổ chức tài chính vi mô phải tiến hành các thủ tục pháp lý theo quy định của pháp luật để giải thể chi nhánh và có văn bản thông báo tới Ngân hàng Nhà nước chi nhánh về kết quả thực hiện và ngày giải thể.
Công bố về việc giải thể chi nhánh của tổ chức tài chính vi mô phải có các nội dung nào?
Công bố về việc giải thể chi nhánh của tổ chức tài chính vi mô phải có các nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 28 Thông tư 19/2019/TT-NHNN có quy định như sau:
Công bố thông tin về việc chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp
1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp, tổ chức tài chính vi mô phải thực hiện niêm yết công khai tại trụ sở chính, trụ sở đơn vị chấm dứt hoạt động, giải thể, trụ sở chi nhánh quản lý phòng giao dịch (trường hợp chấm dứt hoạt động phòng giao dịch) và công bố thông tin về việc chấm dứt hoạt động, giải thể trên Cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tài chính vi mô (nếu có), một tờ báo viết hàng ngày của trung ương, địa phương trong 03 số liên tiếp hoặc báo điện tử của Việt Nam.
2. Nội dung công bố, niêm yết công khai tối thiểu bao gồm:
a) Tên, địa chỉ của chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp chấm dứt hoạt động, giải thể;
b) Ngày chấm dứt hoạt động, giải thể;
c) Trách nhiệm của tổ chức tài chính vi mô về tài sản, quyền, nghĩa vụ và các lợi ích liên quan của chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp chấm dứt hoạt động, giải thể.
Như vậy, theo quy định trên thì công bố về việc giải thể chi nhánh của tổ chức tài chính vi mô phải có tối thiểu nội dung sau:
- Tên, địa chỉ của chi nhánh giải thể;
- Ngày giải thể;
- Trách nhiệm của tổ chức tài chính vi mô về tài sản, quyền, nghĩa vụ và các lợi ích liên quan của chi nhánh giải thể.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tổ chức tài chính vi mô có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Anh em họ hàng chung sống với nhau như vợ chồng bị phạt bao nhiêu? Giải quyết hậu quả việc chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thế nào?
- Mẫu Bản kiểm điểm Đảng viên của Bí thư đảng đoàn mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Nội dung kiểm điểm của Bí thư đảng đoàn?
- Kỳ kế toán năm đầu tiên ngắn hơn 90 ngày thì có được cộng qua năm sau để tính thành một kỳ kế toán năm không?
- Mẫu đơn dự thầu hồ sơ mời sơ tuyển dịch vụ phi tư vấn qua mạng mới nhất là mẫu nào? Tải về ở đâu?
- Cơ sở dịch vụ photocopy có phải xuất trình hồ sơ, giấy tờ liên quan đến hoạt động của cơ sở dịch vụ photocopy không?