Trong xét xử sơ thẩm, nếu xét thấy cần xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh Viện kiểm sát truy tố thì Tòa án ra quyết định nào?
- Khi xét xử sơ thẩm, số lượng Kiểm sát viên phải có mặt tại phiên tòa xét xử bị cáo là bao nhiêu người?
- Phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo có bắt buộc phải có mặt của bị hại không?
- Trong xét xử sơ thẩm, nếu xét thấy cần xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh Viện kiểm sát truy tố thì Tòa án ra quyết định nào?
Khi xét xử sơ thẩm, số lượng Kiểm sát viên phải có mặt tại phiên tòa xét xử bị cáo là bao nhiêu người?
Quy định số lượng Kiểm sát viên phải có mặt tại phiên tòa xét xử bị cáo tại Điều 289 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
Sự có mặt của Kiểm sát viên
1. Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải có mặt để thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa; nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa. Đối với vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì có thể có nhiều Kiểm sát viên. Trường hợp Kiểm sát viên không thể có mặt tại phiên tòa thì Kiểm sát viên dự khuyết có mặt tại phiên tòa từ đầu được thay thế để thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa.
2. Trường hợp Kiểm sát viên bị thay đổi hoặc không thể tiếp tục thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử mà không có Kiểm sát viên dự khuyết để thay thế thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa.
Theo quy định trên, Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải có mặt để thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa xét xử bị cáo; nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa.
Đối với vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì có thể có nhiều Kiểm sát viên.
Xét xử bị cáo (Hình từ Internet)
Phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo có bắt buộc phải có mặt của bị hại không?
Sự có mặt của bị hại tại phiên tòa xét xử bị cáo được quy định tại Điều 292 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
Sự có mặt của bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ
1. Nếu bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử.
2. Trường hợp xét thấy sự vắng mặt của bị hại, đương sự chỉ trở ngại cho việc giải quyết bồi thường thiệt hại thì Hội đồng xét xử có thể tách việc bồi thường để xét xử sau theo quy định của pháp luật.
Theo đó, nếu bị hại vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử.
Trường hợp xét thấy sự vắng mặt của bị hại chỉ trở ngại cho việc giải quyết bồi thường thiệt hại thì Hội đồng xét xử có thể tách việc bồi thường để xét xử sau theo quy định của pháp luật.
Do đó, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà Hội đồng xét xử có thể quyết định phiên tòa xét xử bị cáo có thể vắng mặt bị hại hay không.
Trong xét xử sơ thẩm, nếu xét thấy cần xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh Viện kiểm sát truy tố thì Tòa án ra quyết định nào?
Quy định về giới hạn của việc xét xử tại Điều 298 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
Giới hạn của việc xét xử
1. Tòa án xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã quyết định đưa vụ án ra xét xử.
2. Tòa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố.
3. Trường hợp xét thấy cần xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh Viện kiểm sát truy tố thì Tòa án trả hồ sơ để Viện kiểm sát truy tố lại và thông báo rõ lý do cho bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa biết; nếu Viện kiểm sát vẫn giữ tội danh đã truy tố thì Tòa án có quyền xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn đó.
Như vậy, trường hợp xét thấy cần xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh Viện kiểm sát truy tố thì Tòa án trả hồ sơ để Viện kiểm sát truy tố lại và thông báo rõ lý do cho bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa biết.
Nếu Viện kiểm sát vẫn giữ tội danh đã truy tố thì Tòa án có quyền xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn đó.
Và theo Điều 7 Thông tư liên tịch 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP thì trường hợp Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi có căn cứ cho rằng bị cáo phạm tội khác nặng hơn tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố thì thực hiện như sau:
(1) Trường hợp phải thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định khởi tố bị can về tội danh khác nặng hơn thì Viện kiểm sát trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung để thay đổi tội danh và kết luận điều tra về tội danh khác nặng hơn.
(2) Trường hợp Viện kiểm sát đã yêu cầu mà Cơ quan điều tra không thực hiện thì Viện kiểm sát ra quyết định thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định khởi tố bị can về tội danh khác nặng hơn và yêu cầu Cơ quan điều tra thực hiện theo quy định tại Điều 156 và Điều 180 của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bị cáo có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?