Việc phát hành cam kết và thực hiện nghĩa vụ hoàn trả thư tín dụng theo hình thức phát hành cam kết hoàn trả được thực hiện như thế nào?
- Việc phát hành cam kết và thực hiện nghĩa vụ hoàn trả thư tín dụng theo hình thức phát hành cam kết hoàn trả được thực hiện như thế nào?
- Thời hạn cấp tín dụng trong nghiệp vụ hoàn trả thư tín dụng theo hình thức phát hành cam kết hoàn trả được xác định ra sao?
- Ngân hàng quyết định hoàn trả thư tín dụng cho khách hàng khi khách hàng đáp ứng điều kiện gì?
Việc phát hành cam kết và thực hiện nghĩa vụ hoàn trả thư tín dụng theo hình thức phát hành cam kết hoàn trả được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 43 Thông tư 21/2024/TT-NHNN thì việc phát hành cam kết và thực hiện nghĩa vụ hoàn trả thư tín dụng theo hình thức phát hành cam kết hoàn trả được thực hiện như sau:
Ngân hàng hoàn trả thỏa thuận với khách hàng về việc trích tài khoản ký quỹ, tài khoản tiền gửi (nếu có) của khách hàng hoặc khách hàng chuyển tiền thanh toán vào tài khoản chỉ định của ngân hàng hoàn trả để ngân hàng hoàn trả thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho bên thụ hưởng.
Trường hợp số tiền của khách hàng không đủ giá trị thanh toán cho bên thụ hưởng, khách hàng phải nhận nợ bắt buộc với ngân hàng hoàn trả số tiền khách hàng còn thiếu.
Khách hàng có nghĩa vụ hoàn trả đầy đủ số tiền nhận nợ bắt buộc và tiền lãi, phí cho ngân hàng hoàn trả theo quy định tại Điều 12 Thông tư 21/2024/TT-NHNN và Điều 13 Thông tư 21/2024/TT-NHNN.
Lưu ý:
- Trường hợp khoản nợ bằng ngoại tệ, khách hàng thực hiện trả nợ bằng ngoại tệ hoặc quy đổi ra đồng Việt Nam, đồng ngoại tệ khác theo tỷ giá thỏa thuận.
- Trường hợp hoàn trả thư tín dụng theo hình thức phát hành cam kết hoàn trả, ngân hàng phát hành cam kết hoàn trả thư tín dụng cho bên thụ hưởng. Nội dung cam kết và việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ cam kết hoàn trả thư tín dụng do các bên thỏa thuận, phù hợp với tập quán thương mại quốc tế về thư tín dụng.
Việc phát hành cam kết và thực hiện nghĩa vụ hoàn trả thư tín dụng theo hình thức phát hành cam kết hoàn trả được thực hiện như thế nào? (hình từ internet)
Thời hạn cấp tín dụng trong nghiệp vụ hoàn trả thư tín dụng theo hình thức phát hành cam kết hoàn trả được xác định ra sao?
Thời hạn cấp tín dụng trong nghiệp vụ hoàn trả thư tín dụng được quy định tại Điều 41 Thông tư 21/2024/TT-NHNN như sau:
Thời hạn cấp tín dụng trong nghiệp vụ hoàn trả thư tín dụng
1. Trường hợp hoàn trả thư tín dụng theo hình thức thỏa thuận với khách hàng thanh toán bằng nguồn tiền của ngân hàng hoàn trả, thời hạn cấp tín dụng trong nghiệp vụ hoàn trả thư tín dụng là khoảng thời gian được xác định từ ngày tiếp theo ngày ngân hàng hoàn trả thực hiện thanh toán cho bên thụ hưởng cho đến ngày đến hạn của khoản cấp tín dụng nhưng không vượt quá ngày đến hạn thanh toán thư tín dụng và đảm bảo không vượt quá 01 năm và không vượt quá thời hạn hoạt động còn lại của ngân hàng và khách hàng.
2. Trường hợp hoàn trả thư tín dụng theo hình thức phát hành cam kết hoàn trả, thời hạn cấp tín dụng trong nghiệp vụ hoàn trả thư tín dụng là khoảng thời gian được xác định từ ngày tiếp theo ngày phát hành cam kết hoàn trả thư tín dụng cho đến ngày đến hạn thanh toán thư tín dụng nhưng không vượt quá thời hạn hoạt động hợp pháp còn lại của ngân hàng và khách hàng.
Như vậy, trong trường hợp hoàn trả thư tín dụng theo hình thức phát hành cam kết hoàn trả, thời hạn cấp tín dụng trong nghiệp vụ hoàn trả thư tín dụng là khoảng thời gian được xác định từ ngày tiếp theo ngày phát hành cam kết hoàn trả thư tín dụng cho đến ngày đến hạn thanh toán thư tín dụng nhưng không vượt quá thời hạn hoạt động hợp pháp còn lại của ngân hàng và khách hàng.
Ngân hàng quyết định hoàn trả thư tín dụng cho khách hàng khi khách hàng đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ theo Điều 40 Thông tư 21/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Điều kiện đối với khách hàng
1. Ngân hàng xem xét, quyết định hoàn trả thư tín dụng theo đề nghị của khách hàng khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây:
a) Thư tín dụng do khách hàng phát hành để phục vụ hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ hợp pháp;
b) Có phương án sử dụng vốn khả thi;
c) Có khả năng tài chính để trả nợ.
2. Ngân hàng không phải xem xét điều kiện quy định tại điểm c khoản 1 Điều này đối với khách hàng trong các trường hợp sau:
a) Khách hàng là ngân hàng mẹ hoặc chi nhánh trong hệ thống tại Việt Nam của ngân hàng mẹ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Khách hàng là tổ chức tín dụng là chi nhánh ở nước ngoài của ngân hàng thương mại.
...
Như vậy, theo đề nghị của khách hàng, ngân hàng xem xét, quyết định hoàn trả thư tín dụng nếu khách hàng đáp ứng các điều kiện sau:
- Thư tín dụng do khách hàng phát hành để phục vụ hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ hợp pháp;
- Có phương án sử dụng vốn khả thi;
- Có khả năng tài chính để trả nợ.
Lưu ý: Ngân hàng không phải xem xét khả năng tài chính để trả nợ của khách hàng trong trường hợp:
- Khách hàng là ngân hàng mẹ hoặc chi nhánh trong hệ thống tại Việt Nam của ngân hàng mẹ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Khách hàng là tổ chức tín dụng là chi nhánh ở nước ngoài của ngân hàng thương mại.
Ngoài ra, điều kiện quyết định hoàn trả thư tín dụng đối với người không cư trú hoặc quyết định hoàn trả thư tín dụng bằng ngoại tệ được quy định tại khoản 3 và 4 Điều 40 Thông tư 21/2024/TT-NHNN.
Nguyễn Phạm Đài Trang
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thư tín dụng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?