Đề xuất công chứng hợp trên môi trường điện tử (Hình từ internet)
Theo đó, căn cứ Điều 47 đề cương chi tiết dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) quy trình công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn quy định như sau:
Bổ sung mới quy định theo hướng một số bước trong quy trình công chứng hợp đồng, giao dịch được thực hiện trên môi trường điện tử như: gửi yêu cầu công chứng, giải thích cho người yêu cầu công chứng về quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng, soạn thảo văn bản công chứng, ký của các bên và công chứng viên, thu-nộp phí, thù lao công chứng và cung cấp thông tin liên quan đến việc công chứng.
Các nội dung khác giữ nguyên như Điều 40 Luật Công chứng hiện hành.
Ngoài ra, Điều 70 đề cương chi tiết dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) bổ sung thực hiện hoạt động công chứng trên môi trường điện tử (điều mới), cụ thể:
- Bổ sung quy định công nhận giá trị chứng cứ của văn bản công chứng do công chứng viên chứng nhận, ký bằng chữ ký số và được lưu giữ tại cơ sở dữ liệu công chứng tập trung.
- Bổ sung quy định cho phép tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng từ xa thông qua email, tin nhắn, website hoặc các phần mềm chuyên dụng.
- Bổ sung quy định cho phép nhiều hơn một công chứng viên chứng nhận một giao dịch để giảm thiểu việc đi lại cho người dân trong trường hợp các bên giao kết hợp đồng không thể có mặt ở cùng một địa điểm.
+ Văn bản công chứng chỉ có hiệu lực sau khi đã được công chứng viên ký bằng chữ ký số, nộp đầy đủ về cơ sở dữ liệu công chứng tập trung và các bên tham gia giao kết hợp đồng, giao dịch nhận được thông báo từ cơ sở dữ liệu công chứng tập trung khẳng định thời điểm có hiệu lực của giao dịch.
- Quy định nguyên tắc để áp dụng khi điều kiện cho phép việc áp dụng quy trình công chứng trực tuyến và các quy trình nghiệp vụ công chứng khác trên nền tảng CSDL công chứng tập trung khi có đủ điều kiện.
Giao Chính phủ quy định chi tiết và xây dựng Đề án chuyển đổi số trong hoạt động công chứng.
* Công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn
Bổ sung mới quy định theo hướng một số bước trong quy trình công chứng hợp đồng, giao dịch được thực hiện trên môi trường điện tử như: gửi yêu cầu công chứng, giải thích cho người yêu cầu công chứng về quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng, soạn thảo văn bản công chứng, ký của các bên và công chứng viên, thu-nộp phí, thù lao công chứng và cung cấp thông tin liên quan đến việc công chứng.
Các nội dung khác giữ nguyên như Điều 40 Luật Công chứng hiện hành.
* Lời chứng của công chứng viên
Bổ sung quy định về việc công chứng viên soạn thảo lời chứng phù hợp với từng hợp đồng, giao dịch cụ thể; không được đưa vào lời chứng những nội dung nhằm trốn tránh, giảm bớt trách nhiệm của mình hoặc nội dung vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội để bảo đảm công chứng viên linh hoạt trong các giao dịch cụ thể và có trách nhiệm đối với văn bản công chứng mà mình chứng nhận.
Các nội dung khác giữ nguyên như quy định tại Điều 46 Luật Công chứng hiện hành.
* Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch
Bổ sung quy định: Trường hợp người yêu cầu công chứng không đọc được thì người làm chứng có thể đọc lại dự thảo hợp đồng, giao dịch cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng.
Các nội dung khác giữ nguyên như quy định tại Điều 47 Luật Công chứng hiện hành.
* Ký, điểm chỉ trong văn bản công chứng
Bổ sung quy định: Việc đăng ký chữ ký mẫu của người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp khác được thực hiện trực tiếp tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc thông qua tài liệu điện tử, thông điệp dữ liệu hoặc được chứng thực điện tử.
Các nội dung khác giữ nguyên như quy định tại Điều 48 Luật Công chứng hiện hành.
* Công chứng hợp đồng ủy quyền
Bãi bỏ quy định bên được ủy quyền phải đến tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú để công chứng tiếp vào hợp đồng ủy quyền nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong việc thực hiện công chứng. Các nội dung khác giữ nguyên như Điều 55 Luật Công chứng hiện hành.
Đỗ Thành Long