Bỏ quy định xem xét tinh giản biên chế cao hơn 1% nếu không gửi kế hoạch biên chế công chức (Đề xuất)

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
10/05/2023 12:00 PM

Bỏ quy định xem xét tinh giản biên chế cao hơn 1% nếu không gửi kế hoạch biên chế công chức là nội dung đề xuất tại dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 62/2020/NĐ-CPNghị định 106/2020/NĐ-CP.

Bỏ quy định xem xét tinh giản biên chế cao hơn 1% nếu không gửi kế hoạch biên chế công chức (Đề xuất)

Bỏ quy định xem xét tinh giản biên chế cao hơn 1% nếu không gửi kế hoạch biên chế công chức (Đề xuất) (Hình từ Internet)

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 62/2020/NĐ-CP về vị trí việc làm và biên chế công chức và Nghị định 106/2020/NĐ-CP về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập (dự thảo Nghị định).

dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 62/2020/NĐ-CP và Nghị định 106/2022/NĐ-CP

Bỏ quy định xem xét tinh giản biên chế cao hơn 1% nếu không gửi kế hoạch biên chế công chức (Đề xuất)

Cụ thể tại dự thảo Nghị định, Bộ Nội vụ đề xuất bỏ quy định các bộ, ngành, địa phương không gửi kế hoạch biên chế công chức thì sẽ bị xem xét tỉ lệ tinh giản biên chế cao hơn 1% với tỷ lệ giảm biên chế theo lộ trình năm.

Hiện hành, quy định xem xét tỉ lệ tinh giản biên chế cao hơn 1% với tỷ lệ giảm biên chế theo lộ trình năm nếu các bộ, ngành, địa phương không gửi kế hoạch biên chế công chức được quy tại Nghị định 62/2020/NĐ-CP như sau:

Trường hợp các bộ, ngành, địa phương không gửi kế hoạch biên chế công chức đúng thời hạn quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 Nghị định 62/2020/NĐ-CP, cụ thể là chậm nhất là ngày 15 tháng 6 hằng năm thì Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định biên chế công chức của bộ, ngành, địa phương đó với tỷ lệ tinh giản biên chế cao hơn 1% so với tỷ lệ tinh giản biên chế theo lộ trình hằng năm.

(Điểm c khoản 2 Điều 12 Nghị định 62/2020/NĐ-CP)

Ngoài nội dung trên, thì Bộ Nội vụ cũng đề xuất điều chỉnh lại thời gian gửi kế hoạch biên chế công chức so với Nghị định 62/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau;

- Trước ngày 01 tháng 4 năm trước liền kề năm đầu tiên của kế hoạch biên chế công chức 5 năm, các bộ, ngành, địa phương gửi hồ sơ kế hoạch biên chế công chức quy định tại khoản 1 Điều 13 dự thảo Nghị định về Bộ Nội vụ;

- Trước ngày 01 tháng 6 năm trước liền kề năm đầu tiên của kế hoạch biên chế công chức 5 năm, Bộ Nội vụ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để báo cáo Ban chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế quyết định tổng biên chế công chức 5 năm của bộ, ngành, địa phương.

(Khoản 2 Điều 13 dự thảo Nghị định)

Hiện hành, quy định về thời gian gửi kế hoạch biên chế công chức được quy định như sau:

- Chậm nhất là ngày 15 tháng 6 hằng năm, các bộ, ngành, địa phương gửi hồ sơ kế hoạch biên chế công chức quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 62/2020/NĐ-CP về Bộ Nội vụ để thẩm định.

- Chậm nhất là ngày 20 tháng 7 hằng năm, Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tổng biên chế công chức của các bộ, ngành, địa phương.

(Điểm a, b khoản 2 Điều 12 Nghị định 62/2020/NĐ-CP)

Sửa đổi, bổ sung các nguyên tắc xác định vị trí việc làm và quản lý biên chế công chức

Tại dự thảo Nghị định, các nguyên tắc xác định vị trí việc làm và quản lý biên chế công chức được đề xuất như sau:

(1) Tuân thủ các quy định của Đảng, của pháp luật về vị trí việc làm, quản lý, sử dụng biên chế công chức, biên chế sự nghiệp.

(2) Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập.

(3) Phù hợp với phân công, phân cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực từ trung ương đến địa phương. (Bổ sung)

(4) Bảo đảm tính thống nhất, liên thông từ trung ương đến cấp huyện; đồng bộ giữa xác định vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp với quản lý và sử dụng biên chế công chức, biên chế sự nghiệp.

(Hiện hành tại Nghị định 62/2020/NĐ-CP, nguyên tắc này là “Bảo đảm thống nhất, đồng bộ giữa xác định vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức với sử dụng và quản lý biên chế công chức”)

(5) Bảo đảm tính khoa học, khách quan, công khai, minh bạch, dân chủ và phù hợp với thực tiễn.

(6) Kế thừa các vị trí việc làm có ngạch công chức chuyên ngành theo quy định của pháp luật; vị trí việc làm lãnh đạo quản lý; nghiệp vụ chuyên ngành; hỗ trợ, phục vụ đặc thù thuộc ngành, lĩnh vực.

Mỗi vị trí việc làm phải gắn với một chức danh, ngạch công chức, hạnh viên chức và nội dung công việc vụ thể. (Bổ sung)

(7) Không căn cứ vào biên chế hiện có của các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập để xây dựng danh mục vị trí việc làm. (Bổ sung)

(8) Gắn tinh giản biên chế với việc cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập. 

Xem thêm tại dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 62/2020/NĐ-CP về vị trí việc làm và biên chế công chức và Nghị định 106/2020/NĐ-CP về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,351

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]