Sẽ mở rộng việc dạy học bằng tiếng Anh đối với chương trình đã thực hiện bằng tiếng Việt

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
27/08/2024 16:00 PM

Bài viết sau có nội dung về việc mở rộng việc dạy học bằng tiếng anh đối với chương trình đã thực hiện bằng tiếng Việt được quy định cụ thể tại Công văn 4606/BGDĐT-GDĐH năm 2024.

Sẽ mở rộng việc dạy học bằng tiếng Anh đối với chương trình đã thực hiện bằng tiếng Việt

Sẽ mở rộng việc dạy học bằng tiếng Anh đối với chương trình đã thực hiện bằng tiếng Việt (Hình từ Internet)

Ngày 23/8/2024, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn 4606/BGDĐT-GDĐH thực hiện nhiệm vụ năm học 2024-2025 đối với giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm.

Sẽ mở rộng việc dạy học bằng tiếng Anh đối với chương trình đã thực hiện bằng tiếng Việt

Theo đó để thực hiện nhiệm vụ năm học 2024 - 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đề nghị các đại học, học viện, trường đại học, các trường cao đẳng sư phạm thực hiện nhiệm vụ giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm năm học 2024 - 2025 thực hiện một số nội dung được quy định cụ thể trong Công văn 4606/BGDĐT-GDĐH năm 2024 như sau:

- Đổi mới, hiện đại hóa chương trình và phương thức đào tạo, đáp ứng tốt hơn nhu cầu nhân lực chất lượng cao của thị trường lao động và nhu cầu học tập đa dạng của người học trong bối cảnh mới:

+ Thực hiện rà soát, đổi mới, hiện đại hoá chương trình đào tạo theo chuẩn chương trình đào tạo, trong đó lưu ý nghiên cứu bổ sung các môn học hoặc lồng ghép vào chương trình đào tạo các nội dung đáp ứng yêu cầu phát triển các lĩnh vực, ngành theo chiến lược, chương trình, đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt[1].

+ Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, hợp tác doanh nghiệp để đổi mới, cập nhật mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp dạy và học, đánh giá kết quả học tập; khuyến khích phát triển các chương trình đào tạo liên ngành, nhất là trong khối ngành STEM phục vụ phát triển các lĩnh vực công nghệ cao, then chốt như công nghệ thông tin và truyền thông, trí tuệ nhân tạo, vi mạch bán dẫn, tự động hóa, công nghệ sinh học và năng lượng xanh.

+ Đa dạng hóa phương thức đào tạo, liên kết triển khai thí điểm mô hình giáo dục đại học số, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số, nhất là trí tuệ nhân tạo trong các hoạt động giáo dục; đẩy mạnh hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo nâng cao trình độ, chuyển đổi kỹ năng cho người lao động. Tập trung phát triển hoặc mở mới các chương trình đào tạo tài năng ở những ngành đào tạo được nhà nước quan tâm đầu tư phát triển gắn với nhu cầu thực tế của xã hội.

+ Mở rộng việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài đối với các học phần, chương trình đào tạo đã được thực hiện bằng tiếng Việt, xây dựng lộ trình đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học, thúc đẩy hội nhập quốc tế và thu hút sinh viên nước ngoài đến học tập.

- Chủ động và phối hợp làm tốt công tác truyền thông, định hướng chính sách, gia tăng niềm tin của xã hội về phát triển giáo dục đại học và nâng cao vai trò của giáo dục đại học đối với phát triển đất nước, vùng và địa phương:

+ Chủ động thông tin, truyền thông về các chủ trương, chính sách mới trong lĩnh vực giáo dục đại học và việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về chủ trương tự chủ đại học, nhất là thông qua những ví dụ thành công và bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực tế tại cơ sở đào tạo.

+ Tập trung truyền thông, định hướng nội dung vào vai trò của hệ thống giáo dục đại học trong phát triển nguồn nhân lực trình độ cao, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển đất nước; những nỗ lực hành động và kết quả nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống giáo dục đại học, sự cần thiết phải tăng cường đầu tư cho phát triển giáo dục đại học trong giai đoạn phát triển mới.

+ Đổi mới phương thức truyền thông để nâng cao hiệu quả tuyên truyền về giáo dục đại học; nhất là truyền thông chính sách, chú trọng hợp tác theo mạng lưới các cơ sở GDĐH theo lĩnh vực trong công tác truyền thông.

Xem thêm Công văn 4606/BGDĐT-GDĐH ban hành ngày 23/8/2024.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 431

Bài viết về

lĩnh vực Giáo dục

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]