Hồ sơ tách thửa, hợp thửa đất được tiếp nhận tại TPHCM trước ngày 01/8/2024 mà chưa được giải quyết thì xử lý thế nào?

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
31/10/2024 11:21 AM

Bài viết cập nhật về việc áp dụng pháp luật để xử lý các trường hợp hồ sơ tách thửa, hợp thửa đất được tiếp nhận trước ngày 01/8/2024 mà chưa được giải quyết.

Hồ sơ tách thửa, hợp thửa đất được tiếp nhận trước ngày 01/8/2024 mà chưa được giải quyết thì xử lý thế nào?

Hồ sơ tách thửa, hợp thửa đất được tiếp nhận tại TPHCM trước ngày 01/8/2024 mà chưa được giải quyết thì xử lý thế nào? (Hình ảnh từ Internet)

Ngày 31/10/2024, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định 100/2024/QĐ-UBND về điều kiện tách thửa đất, điều kiện hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Hồ sơ tách thửa, hợp thửa đất được tiếp nhận tại TPHCM trước ngày 01/8/2024 mà chưa được giải quyết thì xử lý thế nào?

Theo Điều 6 Quyết định 100/2024/QĐ-UBND ngày 31/10/2024 thì hồ sơ tách thửa đất, hợp thửa đất đã được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận nhưng đến trước ngày Luật Đất đai 2024, Luật Đất đai sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai 2024Quyết định 100/2024/QĐ-UBND ngày 31/10/2024 có hiệu lực thi hành mà chưa được cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì cơ quan có thẩm quyền căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 256 Luật Đất đai 2024, Quyết định 60/2017/QĐ-UBND ngày 05/12/2017 quy định diện tích tối thiểu được tách thửa để thực hiện.

Cụ thể, tại khoản 2 Điều 256 Luật Đất đai 2024 thì hồ sơ đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận nhưng đến ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì tiếp tục giải quyết thủ tục theo quy định của Luật Đất đai 2013 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành; thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện theo quy định của Luật Đất đai 2024. Trường hợp người sử dụng đất đề nghị thực hiện theo quy định của Luật Đất đai 2024 thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Luật Đất đai 2024.

Theo đó, tại Quyết định 60/2017/QĐ-UBND ngày 05/12/2017 thì diện tích tối thiểu của thửa đất ở hình thành và thửa đất ở còn lại sau khi tách thửa (sau khi trừ lộ giới) tại TPHCM như sau:

Khu vực

Thửa đất ở hình thành và thửa đất ở còn lại sau khi tách thửa

Khu vực 1: gồm các Quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Gò vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình và Tân Phú.

tối thiểu 36m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 03 mét.

Khu vực 2: gồm các Quận 2, 7, 9, 12, Bình Tân, Thủ Đức và Thị trấn các huyện.

tối thiểu 50m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 04 mét.

Khu vực 3: gồm huyện Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ (ngoại trừ thị trấn).

tối thiểu 80m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 05 mét.

* Đối với tách tách thửa đất nông nghiệp:

- Trường hợp thửa đất thuộc khu vực quy hoạch, để sản xuất nông nghiệp: được phép tách thửa, thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại phải đảm bảo diện tích tối thiểu là 500m2 đối với đất trồng cây hàng năm, đất nông nghiệp khác và 1.000m2 đối với đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối.

- Trường hợp thửa đất thuộc khu vực không phù hợp quy hoạch để sản xuất nông nghiệp và thuộc khu vực phải thu hồi theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt và công bố thì không được tách thửa. Trường hợp thửa đất thuộc khu vực không phù hợp quy hoạch để sản xuất nông nghiệp và không thuộc khu vực phải thu hồi theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt và công bố, thì người sử dụng đất được thực hiện các quyền theo quy định tại Điều 49 Luật Đất đai 2013.

 

Diện tích tối thiểu được tách thửa tại TPHCM từ ngày 31/10/2024

Tại Quyết định 100/2024/QĐ-UBND ngày 31/10/2024, thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại sau tách thửa (đã trừ phần diện tích thuộc quy hoạch công trình giao thông) phải đảm bảo diện tích tối thiểu như sau:

Khu vực

Thửa đất ở hình thành và thửa đất ở còn lại sau khi tách thửa

Khu vực 1: gồm các Quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Gò vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình và Tân Phú.

tối thiểu 36m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 03 mét.

Khu vực 2: gồm các Quận 7, 12, Bình Tân, Thủ Đức và thị trấn các huyện.

tối thiểu 50m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 04 mét.

Khu vực 3: gồm huyện Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ (ngoại trừ thị trấn).

tối thiểu 80m2 có chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 05 mét.

* Đối với thửa đất nông nghiệp

- 500m² đối với đất trồng cây hàng năm, đất nông nghiệp khác.

- 1.000m² đối với đối với đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất chăn nuôi tập trung.

Xem thêm Quyết định 100/2024/QĐ-UBND có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31/10/2024.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 489

Bài viết về

lĩnh vực Đất đai

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]