Trong đó, có ý kiến cho rằng: “Dự thảo Thông tư của Bộ Tài chính không hề trái luật. Bởi theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, luật nào ban hành sau thì sẽ có hiệu lực thi hành, mà Luật phí và lệ phí 2015 thì ban hành sau Luật căn cước công dân 2014. Luật phí và lệ phí 2015 mang tính chất chuyên ngành hơn nên việc điều chỉnh là hợp lý”.
Tuy nhiên, quan điểm nêu trên là hoàn toàn không đúng tinh thần của pháp luật; Luật phí và lệ phí 2015 không hề quy định trái với Luật căn cước công dân 2014 mà là quy định mang tính bổ sung, cụ thể: Giao thẩm quyền cho Bộ Tài chính, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức lệ phí liên quan đến cấp thẻ căn cước công dân theo quy định của pháp luật chứ không quy định phải thu lệ phí cấp mới căn cước công dân.
Tên lệ phí |
Cơ quan quy định |
Lệ phí cấp chứng minh nhân dân, căn cước công dân |
- Bộ Tài chính quy định đối với hoạt động do cơ quan trung ương cấp; - Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với hoạt động do cơ quan địa phương thực hiện. |
Như vậy, với Luật căn cước công dân 2014 và Luật phí và lệ phí 2015 thì vấn đề này được hiểu như sau:
- Bộ Tài chính và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền quy định mức thu lệ phí cấp căn cước công dân; và
- Đảm bảo yêu cầu chỉ được thu lệ phí trong những trường hợp Luật căn cước công dân 2014 cho phép thu (không được thu lệ phí những trường hợp mà Luật căn cước công dân quy định miễn thu).
Từ những cơ sở pháp lý nêu trên, nếu Bộ Tài chính không loại bỏ quy định “thu lệ phí cấp mới căn cước công dân” ra khỏi Dự thảo Thông tư hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý lệ phí cấp Căn cước công dân để thay thế cho Thông tư 170/2015/TT-BTC thì đây là Thông tư trái Luật.
Thanh Hữu