Thẩm quyền giải quyết tố cáo trong Quân đội nhân dân khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ (Hình từ Internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Thẩm quyền giải quyết tố cáo trong Quân đội nhân dân khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo Điều 6 Nghị định 28/2019/NĐ-CP như sau:
- Trung đoàn trưởng, Lữ đoàn trưởng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Quân sự huyện, Đồn trưởng đồn Biên phòng và cấp tương đương có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng do mình quản lý.
- Cục trưởng, Sư đoàn trưởng, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và cấp tương đương có thẩm quyền sau đây:
+ Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người chỉ huy, quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng của cơ quan, đơn vị cấp dưới do mình quản lý trực tiếp;
+ Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, đơn vị, tổ chức do mình quản lý trực tiếp.
- Giám đốc học viện, Hiệu trưởng nhà trường, Viện trưởng Viện nghiên cứu, Giám đốc bệnh viện và cấp tương đương có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, đơn vị, quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ do mình quản lý.
- Tư lệnh Quân đoàn, Binh chủng, Binh đoàn, Tư lệnh vùng Hải quân, Tư lệnh vùng Cảnh sát biển và cấp tương đương có thẩm quyền:
+ Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người chỉ huy cơ quan, đơn vị, tổ chức trực thuộc và cán bộ sĩ quan do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp;
+ Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, đơn vị trực thuộc do mình quản lý trực tiếp.
- Tư lệnh Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng (Bộ Tư lệnh 86) và cấp tương đương, Trưởng ban Cơ yếu Chính phủ có thẩm quyền:
+ Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người chỉ huy cơ quan, đơn vị, tổ chức trực thuộc và quân nhân do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp;
+ Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, đơn vị cấp Sư đoàn và tương đương do mình quản lý trực tiếp.
- Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Chủ nhiệm các tổng cục, Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo, Cục trưởng và tương đương thuộc Bộ Quốc phòng có thẩm quyền:
+ Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người chỉ huy cơ quan, đơn vị, tổ chức trực thuộc và quân nhân do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp;
+ Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, đơn vị, tổ chức trực thuộc do mình quản lý trực tiếp.
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có thẩm quyền:
+ Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người chỉ huy cơ quan, đơn vị, tổ chức, quân nhân do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp;
+ Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc Bộ do mình quản lý trực tiếp;
+ Giải quyết các tố cáo thuộc thẩm quyền của cấp dưới khi xét thấy cần thiết.
Nguyên tắc xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo trong Quân đội nhân dân khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo Điều 5 Nghị định 28/2019/NĐ-CP như sau:
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng do người đứng đầu về hành chính quân sự của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng giải quyết.
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người chỉ huy cơ quan, đơn vị do người đứng đầu về hành chính quân sự của cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp giải quyết.
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng xảy ra trong thời gian công tác trước đây nay đã chuyển sang cơ quan, đơn vị khác hoặc không còn là quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng được xử lý như sau:
+ Trường hợp người bị tố cáo là người chỉ huy cơ quan, đơn vị đã chuyển công tác sang cơ quan, đơn vị khác mà vẫn giữ chức vụ tương đương thì do người đứng đầu cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp của cơ quan, đơn vị quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết;
Người đứng đầu cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp của cơ quan, đơn vị đang quản lý người bị tố cáo phối hợp giải quyết;
+ Trường hợp người bị tố cáo đã chuyển công tác sang cơ quan, đơn vị khác và giữ chức vụ cao hơn thì do người đứng đầu cơ quan, đơn vị đang quản lý người bị tố cáo chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật phối hợp giải quyết.
Trường hợp người bị tố cáo đã chuyển công tác sang cơ quan, đơn vị khác và là người chỉ huy cơ quan, đơn vị đó thì do người đứng đầu cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp của cơ quan, đơn vị đó chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, đơn vị đã quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật phối hợp giải quyết;
+ Trường hợp người bị tố cáo đã chuyển công tác sang cơ quan, đơn vị khác mà không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản Điều 5 Nghị định 28/2019/NĐ-CP thì:
Do người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, đơn vị đang quản lý người bị tố cáo phối hợp giải quyết;
+ Trường hợp người bị tố cáo vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ xảy ra trong thời gian công tác trước đây và người đó thuộc quyền quản lý của nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức thì:
Người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng bị tố cáo chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan phối hợp giải quyết;
+ Trường hợp người bị tố cáo không còn là quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng thì do người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, đơn vị có liên quan phối hợp giải quyết.
- Tố cáo quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng của cơ quan, đơn vị đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách do người đứng đầu cơ quan, đơn vị sau hợp nhất, sáp nhập, chia, tách mà người bị tố cáo đang công tác chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, đơn vị có liên quan phối hợp giải quyết.
- Tố cáo quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng của cơ quan, đơn vị đã bị giải thể do người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý cơ quan, đơn vị trước khi bị giải thể giải quyết.
- Tố cáo cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ do người đứng đầu cơ quan, đơn vị cấp trên một cấp của cơ quan, đơn vị đó giải quyết.