Điều kiên bảo hộ quyền đối với giống cây trồng

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
15/07/2023 17:30 PM

Cho tôi xin hỏi về điều kiên bảo hộ quyền đối với giống cây trồng theo quy định của pháp luật hiện nay như thế nào? - Kính Đình (Đồng Nai)

Điều kiên bảo hộ quyền đối với giống cây trồng

Điều kiên bảo hộ quyền đối với giống cây trồng (Hình từ internet)

Về vấn đề này THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Quyền đối với giống cây trồng là gì?

Căn cứ quy định tại Khoảng 5, Khoản 24 Điều 5 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì

- Giống cây trồng là quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại thực vật thấp nhất, đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống, có thể nhận biết được bằng sự biểu hiện các tính trạng do kiểu gen hoặc sự phối hợp của các kiểu gen quy định và phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng nào khác bằng sự biểu hiện của ít nhất một tính trạng có khả năng di truyền được.

- Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.

Điều kiện chung đối với giống cây trồng được bảo hộ

Căn cứ quy định tại Điều 158 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bổ sung tại Khoản 64 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 về điều kiện chung đối với giống cây trồng được bảo hộ như sau:

Giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển, có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp.

Các điều kiện khác đối với giống cây trồng được bảo hộ

* Căn cứ Điều 159 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Điểm k Khoản 82 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định về tính mới của giống cây trồng được bảo hộ như sau:

Giống cây trồng được coi là có tính mới nếu vật liệu nhân giống hoặc sản phẩm thu hoạch của giống cây trồng đó chưa được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 164 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 hoặc người được phép của người đó bán hoặc phân phối bằng cách khác nhằm mục đích khai thác giống cây trồng trên lãnh thổ Việt Nam trước ngày nộp đơn đăng ký một năm hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam trước ngày nộp đơn đăng ký sáu năm đối với giống cây trồng thuộc loài thân gỗ và cây leo thân gỗ, bốn năm đối với giống cây trồng khác.

* Căn cứ Điều 160 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bổ sung tại  Khoản 19 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 quy định về tính khác biệt của giống cây trồng được bảo hộ như sau:

- Giống cây trồng được coi là có tính khác biệt nếu có khả năng phân biệt rõ ràng với các giống cây trồng khác được biết đến rộng rãi tại thời điểm nộp đơn hoặc ngày ưu tiên nếu đơn được hưởng quyền ưu tiên.

- Giống cây trồng được biết đến rộng rãi quy định tại Khoản 1 Điều 160 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bổ sung tại  Khoản 19 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 là giống cây trồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Giống cây trồng mà vật liệu nhân giống hoặc vật liệu thu hoạch của giống đó được sử dụng một cách rộng rãi trên thị trường ở bất kỳ quốc gia nào tại thời điểm nộp đơn đăng ký bảo hộ;

+ Giống cây trồng đã được bảo hộ hoặc đưa vào Danh mục giống cây trồng ở bất kỳ quốc gia nào;

+ Giống cây trồng là đối tượng trong đơn đăng ký bảo hộ hoặc đơn đăng ký vào Danh mục giống cây trồng ở bất kỳ quốc gia nào, nếu các đơn này không bị từ chối.

* Theo Điều 161 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về tính đồng nhất của giống cây trồng được bảo hộ như sau:

Giống cây trồng được coi là có tính đồng nhất nếu có sự biểu hiện như nhau về các tính trạng liên quan, trừ những sai lệch trong phạm vi cho phép đối với một số tính trạng cụ thể trong quá trình nhân giống.

* Theo quy định tại Điều 162 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 về tính ổn định của giống cây trồngđược bảo hộ như sau:

Giống cây trồng được coi là có tính ổn định nếu các tính trạng liên quan của giống cây trồng đó vẫn giữ được các biểu hiện như mô tả ban đầu, không bị thay đổi sau mỗi vụ nhân giống hoặc sau mỗi chu kỳ nhân giống trong trường hợp nhân giống theo chu kỳ.

Nguyễn Phạm Nhựt Tân

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 4,137

Bài viết về

lĩnh vực khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]