Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện và điện tử theo QCVN 4:2009/BKHCN (Hình từ internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Các thiết bị điện và điện tử quy định trong tại Phụ lục của QCVN 4:2009/BKHCN phải bảo đảm an toàn phù hợp với các tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) tương ứng như sau:
- Dụng cụ điện đun nước nóng tức thời phải phù hợp với quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5699-2-35:2013 (IEC 60335-2-35:2012) về Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự - An toàn - Phần 2-35: Yêu cầu cụ thể đối với bình đun nước nóng nhanh
- Dụng cụ điện đun nước và chứa nước nóng phải phù hợp với quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5699-2-21:2013 (IEC 60335-2-21:2012) về Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự - An toàn - Phần 2-21: Yêu cầu cụ thể đối với bình đun nước nóng có dự trữ
- Máy sấy tóc và các dụng cụ làm đầu khác phải phù hợp với quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5699-2-23:2007 (IEC 60335-2-23:2005) về thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự - an toàn - phần 2-23: yêu cầu cụ thể đối với thiết bị dùng để chăm sóc da hoặc tóc
- Ấm đun nước phải phù hợp với quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5699-2-15:2013 (IEC 60335-2-15:2012) về Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự - An toàn - Phần 2-15: Yêu cầu cụ thể đối với thiết bị đun chất lỏng
- Nồi cơm điện phải phù hợp với quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5699-2-15:2013 (IEC 60335-2-15:2012) về Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự - An toàn - Phần 2-15: Yêu cầu cụ thể đối với thiết bị đun chất lỏng
- Quạt điện phải phù hợp với quy định tại TCVN 5699-2-80:2007 (IEC 60335-2-80:2005) Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự. An toàn. Phần 2-80: Yêu cầu cụ thể đối với quạt điện.
- Bàn là điện phải phù hợp với quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5699-2-3:2010 (IEC 60335-2-3:2008) về Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự - An toàn – Phần 2-3: Yêu cầu cụ thể đối với bàn là điện
- Lò vi sóng phải phù hợp với quy định tại TCVN 5699-2-25:2007 (IEC 60335-2-25: 2005) Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự. An toàn. Phần 2-25: Yêu cầu cụ thể đối với lò vi sóng, lò vi sóng kết hợp.
- Lò nướng điện, vỉ nướng điện (loại di động) phải phù hợp với quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5699-2-9:2017 (IEC 60335-2-9:2016) về Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự - An toàn - Phần 2-9: Yêu cầu cụ thể đối với vỉ nướng, máy nướng bánh mỳ và các thiết bị nấu di động tương tự
- Dây điện bọc nhựa PVC có điện áp danh định đến và bằng 450/750V phải phù hợp với quy định tại TCVN 6610-1:2007 (IEC 60227-1: 1998) Cáp cách điện bằng polyvinyl clorua có điện áp danh định đến và bằng 450/750V.
Phần 1: Yêu cầu chung, TCVN 6610-3:2000 (IEC 60227-3: 1997) Cáp cách điện bằng polyvinyl clorua có điện áp danh định đến và bằng 450/750V. Phần 3: Cáp không có vỏ bọc dùng để lắp đặt cố định, TCVN 6610-4:2000 (IEC 60227-4: 1992, Adm.1:1997) Cáp cách điện bằng polyvinyl clorua có điện áp danh định đến và bằng 450/750V. Phần 4: Cáp có vỏ bọc dùng để lắp đặt cố định, TCVN 6610-5:2007 (IEC 60227-5:2003) Cáp cách điện bằng polyvinyl clorua có điện áp danh định đến và bằng 450/750V. Phần 5: Cáp (dây) mềm.
- Dụng cụ điện đun nước nóng kiểu nhúng phải phù hợp với quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5699-2-74:2010 (IEC 60335-2-74: 2009) về Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự - An toàn – Phần 2-74: Yêu cầu cụ thể đối với que đun điện
- Dụng cụ pha chè hoặc cà phê phải phù hợp với quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5699-2-15:2013 (IEC 60335-2-15:2012) về Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự - An toàn - Phần 2-15: Yêu cầu cụ thể đối với thiết bị đun chất lỏng
- Máy sấy khô tay phải phù hợp với quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5699-2-23:2013 (IEC 60335-2-23:2012) về Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự - An toàn - Phần 2-23: Yêu cầu cụ thể đối với thiết bị dùng để chăm sóc da hoặc tóc
2.1. Điều kiện lưu thông trên thị trường
Các thiết bị điện và điện tử khi lưu thông trên thị trường phải có nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa; phải được chứng nhận hợp quy, mang dấu hợp quy (dấu CR) theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật này và chịu sự kiểm tra trên thị trường của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi tắt là cơ quan kiểm tra).
2.2. Chứng nhận hợp quy đối với thiết bị điện và điện tử
(i) Thiết bị điện và điện tử phải được đánh giá, chứng nhận hợp quy theo phương thức 5 “thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất, giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất” được quy định trong Phụ lục II của “Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy” ban hành kèm theo Quyết định 24/2007/QĐ-BKHCN.
Giấy chứng nhận hợp quy khi đánh giá theo phương thức 5 có giá trị hiệu lực không quá ba (3) năm.
(ii) Trường hợp thiết bị điện và điện tử nhập khẩu theo lô hàng chưa được đánh giá chứng nhận hợp quy theo phương thức 5 quy định tại mục (i) phải được đánh giá chứng nhận hợp quy theo phương thức 7 “thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hoá” được quy định trong Phụ lục II của “Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy” ban hành kèm theo Quyết định 24/2007/QĐ-BKHCN.
Giấy chứng nhận hợp quy khi đánh giá theo phương thức 7 chỉ có giá trị cho từng lô hàng nhập khẩu.
2.3. Tổ chức chứng nhận hợp quy
Việc chứng nhận hợp quy do tổ chức chứng nhận được chỉ định hoặc được thừa nhận thực hiện.
Việc chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy thiết bị điện và điện tử được thực hiện theo quy định tại Thông tư 09/2009/TT-BKHCN.
2.4. Sử dụng dấu hợp quy
Dấu hợp quy và việc sử dụng dấu hợp quy phải tuân thủ theo khoản 2 Điều 4 của “Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy“ ban hành kèm theo Quyết định 24/2007/QĐ-BKHCN.
2.5. Đăng ký
- Doanh nghiệp sản xuất các thiết bị điện và điện tử sau khi được chứng nhận hợp quy phải đăng ký bản công bố hợp quy tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh theo quy định tại Quyết định 24/2007/QĐ-BKHCN.
- Doanh nghiệp nhập khẩu các thiết bị điện và điện tử sau khi được chứng nhận hợp quy phải đăng ký kiểm tra chất lượng tại cơ quan kiểm tra theo quy định tại Thông tư 17/2009/TT-BKHCN.
- Hồ sơ đăng ký bao gồm:
Bản đăng ký công bố hợp quy (đối với thiết bị điện và điện tử sản xuất trong nước) theo mẫu quy định tại Quyết định 24/2007/QĐ-BKHCN; hoặc bản đăng ký kiểm tra chất lượng (đối với thiết bị điện và điện tử nhập khẩu) theo mẫu quy định tại Thông tư 17/2009/TT-BKHCN;
Bản mô tả sản phẩm (tên gọi, tính năng công dụng, các thông số kỹ thuật cơ bản, danh mục hoặc hóa đơn các nguyên vật liệu, linh kiện chính …);
Ảnh màu tổng thể phía ngoài, bao gồm các ảnh về: toàn cảnh, mặt trước, mặt trên và mặt bên, phích cắm điện (nếu có); nhãn hiệu hàng hóa (nếu có), nhãn hàng hóa (có các thông số kỹ thuật cơ bản);
Hướng dẫn sử dụng;
Bản sao giấy chứng nhận hợp quy;
Thông báo về những thay đổi liên quan đến thiết kế, nguyên vật liệu, công nghệ chế tạo (nếu có) so với hồ sơ đã đăng ký.
- Doanh nghiệp phải lưu trữ hồ sơ đăng ký ít nhất mười (10) năm kể từ ngày sản phẩm cuối cùng được xuất xưởng hoặc nhập khẩu.
- Tổ chức chứng nhận hợp quy phải lưu trữ hồ sơ chứng nhận ít nhất sáu (6) năm kể từ ngày hết hạn hiệu lực của giấy chứng nhận.