Bảng tra cứu năm sinh và độ tuổi theo lớp học năm 2024 (Hình từ internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Cụ thể tại khoản 1 Điều 28 Luật Giáo dục 2019, các cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông được quy định như sau:
- Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;
- Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;
- Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.
Căn cứ quy định trên, bảng tra cứu năm sinh và độ tuổi theo lớp học năm 2024 được quy định như sau:
Năm sinh |
Độ tuổi |
Học lớp |
Năm 2018 |
6 tuổi |
Lớp 1 |
Năm 2017 |
7 tuổi |
Lớp 2 |
Năm 2016 |
8 tuổi |
Lớp 3 |
Năm 2015 |
9 tuổi |
Lớp 4 |
Năm 2014 |
10 tuổi |
Lớp 5 |
Năm 2013 |
11 tuổi |
Lớp 6 |
Năm 2012 |
12 tuổi |
Lớp 7 |
Năm 2011 |
13 tuổi |
Lớp 8 |
Năm 2010 |
14 tuổi |
Lớp 9 |
Năm 2009 |
15 tuổi |
Lớp 10 |
Năm 2008 |
16 tuổi |
Lớp 11 |
Năm 2007 |
17 tuổi |
Lớp 12 |
Lưu ý: Bảng tra cứu không được áp dụng đối với những trường hợp học vượt lớp hoặc học ở tuổi cao hơn bao gồm:
- Học sinh học vượt lớp trong trường hợp phát triển sớm về trí tuệ;
- Học sinh học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh thuộc hộ nghèo, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 29 Luật Giáo dục 2019, mục tiêu của giáo dục phổ thông bao gồm:
- Giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo; hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
- Giáo dục trung học cơ sở nhằm củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu học; bảo đảm cho học sinh có học vấn phổ thông nền tảng, hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp.
- Giáo dục trung học phổ thông nhằm trang bị kiến thức công dân; bảo đảm cho học sinh củng cố, phát triển kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có hiểu biết thông thường về kỹ thuật, hướng nghiệp; có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.