Khi nào Tòa án đình chỉ việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công? (Hình từ Internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Theo Điều 198 Bộ luật Lao động 2019, đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo.
Trong quá trình đình công hoặc trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt đình công, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động có quyền yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công.
(Khoản 1 Điều 403 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)
Tòa án đình chỉ việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công trong các trường hợp sau đây:
(1) Người yêu cầu rút đơn yêu cầu;
(2) Các bên đã thỏa thuận được với nhau về giải quyết cuộc đình công và có đơn yêu cầu Tòa án không giải quyết;
(3) Người yêu cầu đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan.
Thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình công - Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra đình công có thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình công. - Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền giải quyết kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh về tính hợp pháp của cuộc đình công trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ. (Điều 405 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015) |
(Điều 409 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)
Cụ thể tại Điều 411 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về trình tự xét tính hợp pháp của cuộc đình công như sau:
- Thẩm phán chủ trì phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công công bố quyết định mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công và tóm tắt nội dung đơn yêu cầu.
- Đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động và đại diện của người sử dụng lao động trình bày ý kiến của mình.
- Thẩm phán chủ trì phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công có thể yêu cầu đại diện cơ quan, tổ chức tham gia phiên họp trình bày ý kiến.
- Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công.
Ngay sau khi kết thúc phiên họp, Kiểm sát viên phải gửi văn bản phát biểu ý kiến cho Tòa án để lưu vào hồ sơ việc dân sự.
- Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công thảo luận và quyết định theo đa số.
Các hành vi bị nghiêm cấm trước, trong và sau khi đình công bao gồm:
- Cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công; cản trở người lao động không tham gia đình công đi làm việc.
- Dùng bạo lực; hủy hoại máy, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động.
- Xâm phạm trật tự, an toàn công cộng.
- Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động, người lãnh đạo đình công hoặc điều động người lao động, người lãnh đạo đình công sang làm công việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công.
- Trù dập, trả thù người lao động tham gia đình công, người lãnh đạo đình công.
- Lợi dụng đình công để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
(Điều 208 Bộ luật Lao động 2019)