Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, một trong những điểm nổi bật của luật này là thay đổi phương thức cấp giấy phép hành nghề từ việc cấp giấy phép hành nghề thông qua xét hồ sơ sang quy định phải kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề trước khi cấp giấy phép hành nghề.
Luật quy định giấy phép hành nghề có giá trị 5 năm và quy định cập nhật kiến thức y khoa là một trong các điều kiện để gia hạn giấy phép hành nghề.
Đồng thời, Luật quy định chuyển tiếp: Chứng chỉ hành nghề được cấp trước ngày 01/01/2024 được chuyển đổi sang giấy phép hành nghề theo lộ trình do Chính phủ quy định và thực hiện việc gia hạn theo định kỳ 05 năm một lần kể từ ngày chuyển đổi theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.
Việc cấp chứng chỉ hành nghề đối với hồ sơ đã nộp trước ngày 01/01/2024 được thực hiện theo quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009. Chứng chỉ hành nghề được cấp trong trường hợp này phải được chuyển đổi sang giấy phép hành nghề và gia hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 121 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.
Nhà nước hỗ trợ học phí và chi phí sinh hoạt đối với người học chuyên ngành tâm thần, truyền nhiễm và hồi sức cấp cứu.
Cụ thể, đối tượng được hỗ trợ 100% học phí được mở rộng cho người học chuyên ngành tâm thần, truyền nhiễm và hồi sức cấp cứu (Trong khi tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 chỉ áp dụng đối với người học chuyên ngành giải phẫu bệnh, giám định pháp y, pháp y tâm thần).
Luật Đấu thầu 2023 quy định đấu thầu qua mạng là việc thực hiện hoạt động đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Lộ trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư qua mạng như sau:
- Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh trong nước phải thực hiện trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo lộ trình sau đây:
+ Từ ngày Luật Đấu thầu 2023 có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31/12/2024, việc đấu thầu qua mạng hoặc không qua mạng thực hiện theo quy định của Chính phủ;
+ Từ ngày 01/01/2025, áp dụng đấu thầu qua mạng đối với tất cả các gói thầu, trừ trường hợp không đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định tại khoản 5 Điều 50 Luật Đấu thầu 2023.
Cụ thể, tại Điều 66 Luật Thi đua, khen thưởng 2022 quy định danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” để tặng cho cá nhân hoạt động trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật gồm:
Diễn viên, đạo diễn, chỉ đạo nghệ thuật, chỉ huy dàn nhạc, biên đạo, quay phim, nhạc sĩ, họa sĩ, phát thanh viên; Người sáng tạo tác phẩm văn hóa nghệ thuật không thuộc đối tượng trên do Chính phủ quy định.
Như vậy, so với quy định của Luật Thi đua, khen thưởng 2003 thì Luật mới đã bổ sung đối tượng là người sáng tạo tác phẩm văn hóa nghệ thuật khác do Chính phủ quy định.
Về nguyên tắc khen thưởng, so với Luật Thi đua, khen thưởng 2003, tại khoản 2 Điều 5 Luật Thi đua, khen thưởng 2022 đã bổ sung 02 nguyên tắc khen thưởng: “Thành tích đến đâu khen thưởng đến đó” và “Chú trọng khen thưởng cá nhân, tập thể, hộ gia đình trực tiếp lao động, sản xuất, kinh doanh; cá nhân, tập thể công tác ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn”.