Theo đó, ô tô thuộc diện phải triệu hồi gồm:
- Ô tô triệu hồi theo công bố của nhà sản xuất;
- Ô tô triệu hồi theo yêu cầu của cơ quan kiểm tra. Việc yêu cầu triệu hồi của cơ quan kiểm tra được thực hiện trên cơ sở bằng chứng cụ thể, kết quả xác minh các thông tin phản ánh về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ô tô nhập khẩu.
Bên cạnh đó, trường hợp các ô tô đã đưa ra thị trường có lỗi kỹ thuật phải triệu hồi, người nhập khẩu phải có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:
- Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo triệu hồi từ nhà sản xuất hoặc từ cơ quan kiểm tra, người nhập khẩu phải thông báo bằng văn bản tới các đại lý bán hàng yêu cầu không bán ra thị trường các ô tô thuộc diện triệu hồi mà chưa được khắc phục;
- Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo triệu hồi từ nhà sản xuất hoặc từ cơ quan kiểm tra, người nhập khẩu phải gửi tới cơ quan kiểm tra báo cáo bằng văn bản các nội dung sau:
+ Nguyên nhân xảy ra lỗi kỹ thuật; biện pháp khắc phục;
+ Số lượng ô tô phải triệu hồi;
+ Kế hoạch triệu hồi phù hợp;
- Chủ động thực hiện và tuân thủ theo đúng kế hoạch triệu hồi, đồng thời người nhập khẩu phải công bố thông tin về kế hoạch triệu hồi và danh sách ô tô phải triệu hồi trên trang thông tin điện tử của người nhập khẩu, các đại lý bán hàng một cách kịp thời, đầy đủ.
Lưu ý: Các ô tô nhập khẩu có thời điểm về đến cảng, cửa khẩu Việt Nam trước ngày hiệu lực được nêu trong Nghị định 60/2023/NĐ-CP thì không áp dụng quy định tại Nghị định 60/2023/NĐ-CP.
Nghị định 60/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/10/2023 và áp dụng đối với linh kiện từ ngày 01/10/2023, với ô tô từ ngày 01/8/2025.