Ban hành Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, cụ thể như sau:
- Đối với nhóm dịch vụ tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động theo quy định về tư vấn, giới thiệu việc làm gồm có:
+ Dịch vụ tư vấn.
+ Dịch vụ giới thiệu việc làm.
- Đối với nhóm dịch vụ giải quyết hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động:
+ Dịch vụ tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đề nghị hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
+ Dịch vụ trả kết quả hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
- Đối với nhóm dịch vụ giải quyết trợ cấp thất nghiệp:
+ Dịch vụ tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.
+ Dịch vụ thông báo về việc tìm kiếm việc làm.
+ Dịch vụ tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp.
+ Dịch vụ tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp.
+ Dịch vụ chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp.
+ Dịch vụ chuyển và tiếp nhận chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp.
- Dịch vụ tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề.
Quyết định 1474/QĐ-TTg có hiệu lực kể từ ngày 23/11/2023.
Việc quản lý Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được quy định tại Điều 59 Luật Việc làm 2013 như sau:
- Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được hạch toán độc lập. Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện việc thu, chi, quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
- Hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp phải bảo đảm an toàn, minh bạch, hiệu quả và thu hồi được khi cần thiết, thông qua các hình thức sau:
+ Mua trái phiếu, tín phiếu, công trái của Nhà nước; trái phiếu của ngân hàng thương mại do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ;
+ Đầu tư vào các dự án quan trọng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
+ Cho ngân sách nhà nước, Ngân hàng phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, ngân hàng thương mại do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ vay.
- Chính phủ quy định chi tiết tỷ lệ hỗ trợ từ ngân sách nhà nước; việc quản lý, sử dụng Quỹ; tổ chức thực hiện bảo hiểm thất nghiệp.