05/12/2011 11:57 AM

Lúc này vẫn còn quá sớm để Chính phủ Việt Nam đảm bảo sự tự tin với mục tiêu đưa lạm phát 2012 xuống một con số.

Do đó, Chính phủ cần cẩn trọng xem xét kỳ vọng của mình có đạt được hay không, giám đốc điều hành ngân hàng Thế giới (WB), bà Sri Mulyani Indrawati trao đổi với báo giới chiều 3/12 tại Hà Nội nhân chuyến thăm Việt Nam.
Với tình hình lạm phát cao hiện nay của Việt Nam (hơn 20%), bà có cho rằng mục tiêu lạm phát một con số trong năm sau là khả thi?
 
Tôi cho rằng với tham vọng đã công bố, Chính phủ Việt Nam phải rất nhất quán và theo cách một cách chắc chắn, để làm sao giảm nhu cầu mà có thể khiến lạm phát bùng phát trở lại hoặc tăng lên trong năm sau.
 
Lạm phát của Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng do giá nhiên liệu và thực phẩm, vì vậy Việt Nam phải có kỳ vọng hết sức thực tế. Đồng thời Chính phủ phải đảm bảo khả năng của hệ thống tài chính để cung cấp tín dụng, quản lý chặt chẽ nhằm tránh tiêu cực đến chính sách ổn định. WB cho rằng Việt Nam cần học hỏi các bài học kinh nghiệm của các nước khác, và đảm bảo các chủ thể trong nền kinh tế đều cảm thấy chính sách là nhất quán, mọi thứ nhịp nhàng và có thể kiềm chế được lạm phát.
 
Chính sách nhất quán là như thế nào, thưa bà?
 
Nhất quán là giảm lạm phát, tức là hạn chế việc mở rộng lượng cung tiền, Chính phủ phải thực hiện chính sách này cho tới khi đảm bảo lạm phát đạt mức đủ thấp để chúng ta có thể kiềm chế được nó.
 
Chính phủ đã công bố kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế và các doanh nghiệp Nhà nước, kể cả trong lĩnh vực ngân hàng và phi ngân hàng. Điều đó có nghĩa Chính phủ đã nghiên cứu một cách nghiêm túc về hiệu quả hoạt động của họ và xem đâu là yếu kém của các doanh nghiệp này, cải thiện tình hình quản trị, hiệu quả hiệu suất hoạt động của họ. Và việc công bố cho Chính phủ hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước, để họ có thể hoạt động lành mạnh hơn, đó gọi là nhất quán.
 
Kinh tế Mỹ và châu Âu đang gặp khó khăn, tác động thế nào đến Việt Nam?
 
Việt Nam chuyển từ nước có thu nhập thấp sang nước có thu nhập trung bình cận dưới, chủ yếu là nhờ thương mại, đặc biệt là đẩy mạnh xuất khẩu. Như vậy mức độ dễ bị tổn thương, dễ bị rủi ro của Việt Nam đối với môi trường kinh tế thế giới là rất rõ ràng.
 
Cho nên tác động từ châu Âu và Mỹ với Việt Nam là nhu cầu giảm đi, trong khi đây là hai điểm đến lớn nhất của các sản phẩm từ Việt Nam. Thứ hai là ảnh hưởng tới tài chính và tài chính thương mại. Vì vậy Việt Nam cần phải lường trước những khó khăn đó và phải rất cẩn trọng về các tác động này, đồng thời cẩn trọng với tình hình suy thoái kinh tế thế giới.
 
Khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình, các nguồn tài trợ ODA cho Việt Nam giảm đi, bà có nhận định thế nào?
 
Thực tế ở nhiều nước có thu nhập trung bình, họ có thể thu hút các nguồn tài chính mà không phụ thuộc hoàn toàn vào ODA. Không nên coi việc chuyển sang nước có thu nhập trung bình là bị yếu thế. Nếu Việt Nam có thể xác lập được vị thế của mình là nước có thu nhập trung bình vững chắc, có sự ổn định kinh tế vĩ mô tốt, khung chính sách chắc chắn, ổn định thì nguồn ODA giảm nhưng Việt Nam sẽ tìm được nhiều nguồn tài chính khác, kể cả từ khu vực tư nhân trong nước và quốc tế.
 
Theo SGTT
 

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 3,010

Chính sách mới

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]