Bãi bỏ Thông tư 26/2018 về kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình Y tế - Dân số

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Dương Châu Thanh
29/08/2023 10:45 AM

Khi nào bãi bỏ Thông tư 26/2018 về kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình Y tế - Dân số?

Bãi bỏ Thông tư 26/2018 về kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình Y tế - Dân số

Bãi bỏ Thông tư 26/2018 về kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình Y tế - Dân số (Hình từ internet)

Bãi bỏ Thông tư 26/2018 về kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình Y tế - Dân số

Ngày 21/8/2023, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 58/2023/TT-BTC bãi bỏ Thông tư 26/2018/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020.

Theo đó, bãi bỏ toàn bộ Thông tư 26/2018/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020.

Thông tư 58/2023/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 10/10/2023.

Lý do bãi bỏ Thông tư 26/2018/TT-BTC: Văn bản được hướng dẫn là Quyết định 1125/QĐ-TTg được xác định không còn phù hợp.

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1125/QĐ-TTg ngày 31/7/2017 phê duyệt Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020 (có hiệu lực từ ngày ký ban hành).

Thực hiện Quyết định 1125/QĐ-TTg năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ; ngày 21/3/2018, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 26/2018/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu Y tế - Dân sổ giai đoạn 2016-2020 (có hiệu lực từ ngày 07/5/2018).

Sau đó có ban hành Quyết định 706/QĐ-BTC năm 2019 đính chính Thông tư 26/2018/TT-BTC quy định về quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020.

Hiện nay, đã kết thúc giai đoạn thực hiện Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số theo Quyết định 1125/QĐ-TTg năm 2017.

Giai đoạn 2021-2025 không có Quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số.

Do đó, Bộ Tài chính không có cơ sở để ban hành Thông tư hướng dẫn các địa phương tiếp tục thực hiện các hoạt động của chương trình giai đoạn 2021-2025.

***

Đối với các nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020 chuyển thành nhiệm vụ thường xuyên của ngân sách địa phương, tại điểm a khoản 2 Điều 3 Thông tư 122/2021/TT-BTC ngày 24/12/2021 của Bộ Tài chính quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 quy định: Các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên ưu tiên bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016-2020 chuyển thành nhiệm vụ chi thường xuyên.

Căn cứ Điều 30 Luật Ngân sách nhà nước, Điều 21 Nghị định 163/2016/NĐ-CP, trong đó quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định các chế độ chi ngân sách đối với một số nhiệm vụ chi các tính chất đặc thù ở địa phương ngoài các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách địa phương.

Vì vậy, địa phương xem xét quy định chế độ, định mức chi các hoạt động, nhiệm vụ của CTMT Y tế - Dân số chuyển thành nhiệm vụ thường xuyên để thực hiện tại địa phương theo đúng quy định tại Điều 30 Luật Ngân sách nhà nước và Điều 21 Nghị định 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ. Riêng những chế độ chi có tính chất tiền lương, tiền công, phụ cấp, trước khi quyết định phải có ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cùng các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực trực tiếp.

Nguồn tham khảo: Cổng thông tin điện tử Quốc hội

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 2,241

Bài viết về

lĩnh vực Tài chính nhà nước

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]